Tên kĩ thuật y tế:Xét nghiệm cryoglobulin (globulin lạnh)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử:Máu
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm cryoglobulin là gì?
Với xét nghiệm cryoglobulin, mẫu máu được đưa vào phòng thí nghiệm và được làm lạnh trong vòng 72 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ kết tủa. Nếu phát hiện kết tủa, mẫu sẽ được chuyển qua định lượng. Ống nghiệm sau đó được làm ấm, mẫu máu được kiểm tra lại về mức độ tan rã kết tủa. Nếu điều này xảy ra, đã có sự hiện diện của cryoglobulin. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành miễn dịch điện di và định lượng IgA, IgG, IgM (globulin miễn dịch A, G, M) để phân loại cryoglobulin.
Cryoglobulin (globulin lạnh) là phức hợp protein globulin bất thường tồn tại trong máu của của các bệnh nhân bị nhiều bệnh khác nhau. Các protein này kết tủa thuận nghịch ở nhiệt độ thấp (tủa lạnh) và tái phân rã khi được làm ấm. Chúng có thể kết tủa trong mạch máu các ngón tay khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh. Kết tủa này gây ra kết dính máu ở những mạch máu này.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm cryoglobulin?
Cryoglobulin âm tính (không phát hiện) ở hầu hết những người khỏe mạnh và nó không được thực hiện thường quy trên những bệnh nhân không có các triệu chứng bệnh.
Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm này khi có các dấu hiệu bệnh ban xuất huyết, đau khớp, hoặc bệnh Raynaud (đau, tím tái, lạnh các ngón tay)
Những triệu chứng khác đi kèm với sự tăng cryoglobulin máu có thể bao gồm :
- Bầm tím ;
- Đau cơ, khớp ;
- Yếu cơ, mệt mỏi ;
- Loét da ;
- Hoại tử da.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiệnxét nghiệm cryoglobulin?
Có nhiều dạng cryoglobulin, được chia thành ba nhóm: Nhóm I (globulin đơn dòng), nhóm II (globulin hỗn hợp), nhóm III (globulin đa dòng). Mỗi nhóm cryoglobulin liên quan đến một căn bệnh khác nhau.
Hầu hết những người có cryoglobulin máu đều có viêm gan mạn tính do virus viêm gan C. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 3% những người có viêm gan siêu vi C phát triển bệnh lý cryoglobulin máu.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiệnxét nghiệm cryoglobulin?
- Bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình.
- Có thể bạn sẽ phải kiêng ăn trong vòng 8 giờ trước khi xét nghiệm. Nhịn ăn giúp giảm độ đục của huyết thanh do ăn uống (nhất là chất béo). Huyết thanh bị vẩn đục có thể cản trở việc phát hiện kết tủa lạnh.
Quy trình thực hiệnxét nghiệm cryoglobulin là gì?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
- Gắn một cái ống để máu chảy ra.
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bác sĩ ấy mẫu máu tĩnh mạch vào ống có nắp đỏ đã được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể.
Bác sĩ sẽ ghi rõ tuổi, cân nặng, chiều cao của bạn trong phiếu xét nghiệm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiệnxét nghiệm cryoglobulin?
Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, nhưng vài người khác sẽ cảm thấy đau nhẹ khi kim đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.
Nếu bác sĩ phát hiện cryoglobulin, bạn sẽ được khuyến cáo không nên tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và chạm vào các vật lạnh để giảm thiểu hội chứng Raynaud. Nên đeo găng tay khi trời trở lạnh.
Kết quả
Kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường: không phát hiện cryoglobulin.
Kết quả bất thường:
- Bệnh mô liên kết (lupus ban đỏ, hội chứng Sjorgen, viêm khớp dạng thấp).
- Khối u bạch huyết ác tính (đa u tủy, bệnh bạch cầu, macroglobutin huyết Waldenstrom, u bạch huyết).
- Nhiễm trùng cấp và mãn tính (tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu).
- Bệnh gan (viêm gan, xơ gan).
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!