Sức khỏe

Kĩ thuật y tế A-Z - 11/24/2024

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm kháng thể kháng glycan (anti-glycan) Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tên kĩ thuật y tế:Xét nghiệm kháng thể kháng glycan (anti-glycan)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử:Máu

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm kháng thể kháng glycan là gì?

Xét nghiệm kháng thể kháng glycan là xét nghiệm có thể giúp các bác sĩ phân biệt bệnh đa xơ cứng, các bệnh viêm ruột (cụ thể là bệnh Crohn) với các bệnh khác có cùng triệu chứng.

Các kháng thể kháng glycan là các kháng thể có khả năng bao bọc lấy bề mặt các tế bào (đặc biệt là tế bào hồng cầu). Kháng thể kháng glycan có thể được kích thích tạo ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, và kí sinh trùng.

Việc sử dụng xét nghiệm này còn giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh của bạn.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng glycan?

Bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm kháng thể khang glycan cho bạn khi bạn có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, bệnh đa xơ cứng.. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh Crohn:

  • Tiêu chảy;
  • Sốt và cảm thấy mệt mỏi kéo dài;
  • Đau bụng, cảm giác như bị chuột rút ở bụng;
  • Có máu trong phân;
  • Vết lở loét trong miệng;
  • Giảm sự thèm ăn và ngon miệng, sụt cân;
  • Có một số bất thường quanh hậu môn.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng glycan?

Dùng phương pháp xét nghiệm hấp thụ miễn dịch gắn kết với enzyme, những kháng thể này có thể được định danh và định lượng. Kháng thể kháng Saccharomyces cerevisiae(ASCA), kháng thể kháng laminaribioside carbonhydrat (ALCA), kháng thể kháng mannobioside carbohydrate (AMCA), kháng thể kháng chitobioside carbohydrate (ACCA) được dùng để đánh giá bệnh Crohn và phân biệt bệnh Crohn với các bệnh viêm loét đại tràng. Nếu tất cả xét nghiệm trên đều dương tính, xác suất mắc bệnh Crohn là cao hơn so với viêm loét đại tràng.

Những kháng thể kháng glycan khác được tìm thấy đặc hiệu cho bệnh nhân bị bệnh đa xơ cứng, chúng có thể giúp phân biệt giữa bệnh đa xơ cứng với bệnh lý về thần kinh khác có triệu chứng tương tự.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng glycan?

Bác sĩ sẽ giải thích quy trình xét nghiệm cho bạn. Thực chất xét nghiệm kháng thể kháng glycan là một loại xét nghiệm máu. Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn

Quy trình thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng glycan là gì?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừ tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng glycan?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Nếu kết quả của bạn bình thường: Âm tính.

Nếu có phát hiện bất thường:Tăng mức độ:

  • Bệnh Crohn;
  • Bệnh đa xơ cứng (MS).

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!