Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Gây tê/gây mê khi sinh mổ là gì?
Gây tê/gây mê khi sinh mổ là một thủ thuật an toàn và hiệu quả. Một trong những thủ thuật gây tê khi mổ lấy thai là thủ thuật gây tê tủy sống. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào bên trong tủy sống của bạn. Ngoài ra còn có một kỹ thuật gây tê tương tự nữa là gây tê ngoài màng cứng.
Bên cạnh đó, gây mê toàn thân là phương pháp làm cho bạn ngủ sâu nên bạn sẽ không có cảm giác đau trong lúc phẫu thuật, nhưng ngược lại bạn cũng không thể nghe hoặc biết những gì đang xảy ra trong lúc bị gây mê
Khi nào bạn nên thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ?
Đôi khi sự lựa chọn an toàn nhất cho bạn hoặc con bạn là sinh mổ. Nếu bạn sắp sinh cặp song sinh, sinh ba hoặc nhiều hơn, nhiều khả năng bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sinh mổ. Chỉ định này sẽ phụ thuộc vào cách thai kỳ tiến triển, vị trí của em bé của bạn hoặc nếu các em bé chia sẻ cùng một nhau thai.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ?
So với gây mê toàn thân, gây tê tuỷ sống có lợi hơn cho cả bạn và em bé của bạn. Vì bạn vẫn tỉnh trong quá trình sinh mổ, chồng bạn có thể ở bên cạnh bạn và nói chuyện động viên bạn khi bạn đang sinh, sau khi sinh bạn có thể thấy con mình ngay lập tức. Không có tác dụng phụ đáng kể cho bạn hoặc em bé của bạn, và bạn có thể cho con bú ngay sau khi phẫu thuật. Gây tê tuỷ sống an toàn hơn một chút so với gây mê toàn thân và quá trình hồi phục thường dễ dàng hơn và nhanh hơn.
Một số thuốc gây tê có thể sẽ truyền từ cơ thể bạn sang em bé của bạn qua đường nhau thai. Những loại thuốc đó có thể làm cho em bé của bạn buồn ngủ trong một thời gian ngắn nhưng thường không có tác dụng lâu dài. Bạn sẽ không thể cho em bé bú sữa mẹ hoặc bế em bé cho đến khi bạn đã tỉnh táo.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?
Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Suy tuỷ sống;
- Ngứa;
- Tiểu khó;
- Hạ huyết áp;
- Đau đầu;
- Đau lưng;
- Tổn thương thần kinh;
- Xuất hiện cục máu đông;
- Cảm thấy buồn nôn và nôn;
- Đau họng;
- Đau lưng và đau cơ;
- Tổn thương răng;
- Khó thở;
- Bạn vẫn còn tỉnh trong quá trình gây mê (bình thường khi gây mê toàn thân bạn sẽ ngủ sâu và không nhận thức được mọi việc xung quanh).
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ?
Khi xác định được bạn không thể sinh bằng đường tự nhiên, bác sĩ sẽ đề nghị mổ và sẽ giải thích rõ ràng lý do tại sao nên thực hiện thủ thuật gây tê này và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu có thắc mắc, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ.
Quy trình thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ là gì?
Quy trình thực hiện gây tê tủy sống khi sinh mổ bao gồm:
- Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại chỗ và thuốc giảm đau vào một khu vực được gọi là khoang dưới nhện, gần tủy sống của bạn. Thủ thuật này gây tê thần kinh của bạn để giảm đau tại một số khu vực nhất định của cơ thể bạn;
- Sau đó, bác sĩ gây mê của bạn sẽ đưa một cây kim vào khu vực tủy sống, tiêm thuốc gây mê thông qua kim tiêm và sau đó rút kim tiêm ra. Thủ thuật này không đau, bạn chỉ cảm thấy hơi nhói một chút trong quá trình thực hiện.
Trong lúc sinh theo đường tự nhiên, nếu bạn đang sử dụng thủ thuật gây tê tủy sống và bạn cần phải chuyển qua sinh mổ, bác sĩ gây mê có thể cho thêm một liều thuốc gây mê để giúp bạn bớt cảm giác đau.
Một kỹ thuật khác là đặt một ống nhỏ vào khoang ngoài màng cứng cùng với đưa kim vào để gây tê tuỷ sống (được gọi là gây tê kết hợp tuỷ sống – màng cứng).
Gây mê toàn thân là thủ thuật dùng các thuốc gây ngủ sâu. Sau khi tỉnh lại bạn sẽ không nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra lúc đang ngủ.
Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện gây mê bằng cách tiêm thuốc gây mê nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Mất khoảng 30 giây để thuốc có tác dụng. Bác sĩ sẽ giữ bạn trong trạng thái ngủ này bằng cách cho hít các chất khí gây mê.
Bác sĩ gây mê của bạn liên tục theo dõi số lượng thuốc gây mê trong cơ thể của bạn để chắc chắn rằng bạn vẫn đang ngủ sâu và không cảm thấy đau đớn.
Đôi khi, bạn có thể cảm giác được có ai đó đang kéo và đẩy những cơ quan trong bụng của bạn. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở vì các dây thần kinh cảm giác xung quanh ngực của bạn sẽ bị tê liệt. Sau khi sinh, bạn có thể cảm giác nặng nề hay áp lực trong lồng ngực của bạn
Hồi phục sức khỏe
Hồi phục sức khỏe
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện gây tê/gây mê khi sinh mổ?
Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ theo dõi bạn chặt chẽ. Bạn sẽ tỉnh lại sau khi phẫu thuật đã hoàn thành và thuốc gây mê hết tác dụng.
Bạn có thể trở về nhà trong vòng 2-4 ngày sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngồi dậy và vận động sớm bằng cách ra khỏi giường và đi bộ xung quanh trong thời gian sớm nhất có thể. Nữ hộ sinh hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên về các bài tập sau khi sinh để giúp bạn hồi phục nhanh chóng.
Bạn có thể lái xe ngay khi bạn bắt đầu có thể đi lại mà không cảm thấy đau và có thể thắng xe được. Bạn có thể lái xe sau khoảng 6 tuần hoặc sớm hơn.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!