Sức khỏe

Phẫu thuật A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu về thủ thuật chọc ối trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về quy trình trước, trong và sau khi thực hiện phẫu thuật, cùng những điều cần thận trọng khác.

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Chọc ối là gì?

Chọc ối là một thủ thuật thực hiện trước khi sinh. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra xem thai nhi có bị bất thường nào không (dị tật bẩm sinh) như hội chứng Down, bệnh xơ nang hay nứt đốt sống. Trong hầu hết các trường hợp, kết quả xét nghiệm sẽ là bình thường.

Chọc ối chỉ được thực hiện trên phụ nữ có nguy cơ sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh cao. Ban nên trao đổi kỹ với bác sĩ sản khoa về thủ thuật này trước khi làm, bởi vì nó có thể gây ra một số biến chứng cho bạn và con bạn.

Chọc ối được thực hiện từ tuần 16 đến 20 trong thời kỳ mang thai. Trong khoảng thời gian này, em bé đang nằm lơ lửng trong một bọc chứa khoảng 130ml nước ối. Bé sẽ liên tục nuốt vào và thải ra lượng nước ối này. Bác sĩ có thể sử dụng nước ối để kiểm tra một số thông tin về tình trạng sức khỏe của em bé (có thể biết được cả giới tính của em bé). Mẫu nước ối cũng có thể dùng để thử nghiệm DNA để xác định một loạt các rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh xơ nang và hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy.

Khi nào bạn nên thực hiện chọc ối?

Khi phụ nữ lớn tuổi dần, nguy cơn sinh trẻ bị hội chứng Down sẽ tăng dần đáng kể, từ 1/2000 (ở độ tuổi 20) tăng đến 1/100 (ở độ tuổi 40).

Bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối ở những phụ nữ mang thai có những yếu tố sau:

  • Phụ nữ trên 40 tuổi;
  • Phụ nữ có thành viên trong gia đình mắc các bệnh liên quan đến sự bất thường trong bộ nhiễm sắc thể;
  • Phụ nữ mang bệnh di truyền;
  • Cha của đứa bé có thành viên trong gia đình mắc các bệnh liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể;
  • Phụ nữ có kết quả xét nghiệm sàng lọc trên huyết thanh hoặc siêu âm bất thường.

Nếu bác sĩ khuyến cáo thực hiện thủ thuật chọc ối, thủ thuật thường sẽ được làm vào giữa tuần 15 đến 18 của thai kì.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chọc ối?

Chọc ối có thể gây sẩy thai nhưng với một tỉ lệ rất nhỏ (ít hơn 1%, hoặc khoảng 1/200 tới 1/400). Ngoài ra có những biến chứng khác như tổn thương tới em bé hoặc mẹ, nhiễm trùng và sinh non và những biến chứng này cũng rất hiếm khi xảy ra.

Có một số phương pháp khác có thể thay thế hoặc hỗ trợ chọc ối như:

  • Sinh thiết gai nhau là một thủ thuật lấy đi một mẫu mô của nhau thai và có thể được thực hiện giữa tuần thứ 11 và 13;
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định chiếu chụp đặc biệt hoặc một xét nghiệm máu nào đó, nhưng những xét nghiệm cận lâm sàng này chỉ giúp bác sĩ biết rằng thai của bạn có gặp vấn đề gì không.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Sẩy thai;
  • Chảy máu âm đạo;
  • Vỡ ối sớm;
  • Nhiễm trùng;
  • Khó chịu hoặc đau quặn;
  • Tổn thương tới em bé;
  • Thất bại trong lần đầu chọc lấy ối;
  • Hút ra chất lỏng dính máu.

Bạn nên liên hệ bác sĩ chỉ định phẫu thuật để được biết thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện chọc ối?

Đầu tiên bác sĩ sẽ tư vấn về khả năng bị dị tật của con bạn trước khi thực hiện chọc dò ối. Sau khi đã giải thích kỹ các rủi ro và lợi ích của chọc ối, bạn có thể chọn thực hiện hay không thực hiện thủ thuật chọc ối.

Quy trình thực hiện chọc ối là gì?

Quy trình thực hiện của thủ thuật chọc ối:

  • Thai phụ nằm xuống và bác sĩ sẽ siêu âm để xác định tư thế của thai và nhau thai;
  • Nhờ vào siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được vị trí chọc nào là an toàn cho cả mẹ và bé, sau đó bác sĩ sẽ lau bụng của người phụ nữ với chất khử trùng và tiêm thuốc tê tại chỗ vào da;
  • Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài và mỏng để chọc vào vị trí đã khử trùng, rút khoảng 15 đến 20ml (khoảng ba muỗng cà phê) nước ối. Quá trình này mất khoảng 30 giây;
  • Sau khi lấy nước ối, bác sĩ sẽ kiểm tra lại em bé trong bụng để xem thử bé vẫn khỏe mạnh hay không.

Các bác sĩ sẽ tư vấn tiếp cho bạn sau khi có kết quả. Trong một số trường hợp, có thể phải mất 3 tuần mới có kết quả.

Hồi phục sức khỏe

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chọc ối?

Bạn có thể cần phải nằm lại bệnh viện 20 phút để bác sĩ theo dõi rồi mới được về. Hầu hết thai phụ đều cảm thấy chọc ối không đau. Thường thì bạn nên nghỉ ngơi khoảng 1 giờ hoặc hơn sau khi đã về nhà.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!