Sức khỏe

Phẫu thuật A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật điều trị rò hậu môn là gì?

Phẫu thuật điều trị rò hậu môn (đôi khi gọi là sửa chữa rò hậu môn) là phẫu thuật để đóng đường thông này. Lỗ rò hậu môn xuất hiện giữa các vùng da xung quanh hậu môn và trực tràng của bạn. Lỗ rò hậu môn là một lỗ nối liền giữa lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn và da gần hậu môn, tạo thành một ống thông từ hậu môn ra ngoài da.

Hầu hết lỗ rò hậu môn là do áp xe (mủ) đã tiến triển trong ống hậu môn của bạn, sau một thời gian, mủ có thể tự nó chảy ra da hoặc do bác sĩ phẫu thuật lấy đi. Trường hợp lượng mủ này chảy ra da thì được gọi là rò hậu môn.

Lỗ rò hậu môn có thể gây ra đau và nhiễm trùng. Triệu chứng thường càng ngày càng tệ hơn nếu không được phẫu thuật.

Phẫu thuật này được dùng để đưa hết mủ bên trong ra ngoài, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vết rò lành lại và tạo sẹo.

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật điều trị rò hậu môn?

Phẫu thuật là cách điều trị thông thường và duy nhất cho bệnh rò hậu môn. Bởi vì đường rò sẽ không thể nào tự lành bằng cách chăm sóc và uống thuốc thông thường được.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị rò hậu môn?

Phẫu thuật lỗ rò hậu môn thường được thực hiện an toàn và ít gây ra biến chứng. Nhưng quyết định có phẫu thuật hay không thì bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn. Với một số ít người, các lỗ rò có thể tái phát.

Bạn nên phân biệt bệnh này với bệnh nứt hậu môn. Vết nứt hậu môn chỉ là một vết rách trên niêm mạc trong khi lỗ rò hậu môn là một lỗ thông từ hậu môn ra đến da bên ngoài của bạn. Nếu bạn mắc bệnh Crohn và có lỗ rò hậu môn kèm theo, bác sĩ sẽ đề nghị kết hợp giữa điều trị nội khoa và ngoại khoa, tuỳ thuộc vào tình trạng của bạn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Biến chứng chung khi phẫu thuật:

  • Đau;
  • Chảy máu;
  • Sẹo không thẩm mỹ.

Biến chứng riêng sau khi phẫu thuật điều trị rò hậu môn:

  • Khó tiểu;
  • Không thể điều khiển được quá trình đi tiêu;
  • Không điều khiển được nhu động ruột.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị rò hậu môn?

Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc xổ một giờ hoặc sớm hơn trước khi phẫu thuật để làm rỗng ruột già trước khi phẫu thuật. Phẫu thuật lỗ rò hậu môn thường được thực hiện sau khi gây mê toàn thân. Bạn sẽ được hướng dẫn rõ ràng những gì nên và không nên thực hiện trước khi phẫu thuật, bao gồm cả việc bạn không nên ăn bất cứ thứ gì cho đến khi phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên bắt đầu nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi làm phẫu thuật. Bạn có thể uống nước, chẳng hạn như cà phê, cho đến trước một vài giờ trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện phẫu thuật điều trị rò hậu môn như thế nào?

Quy trình phẫu thuật thường mất 15-30 phút. Loại phẫu thuật được thực hiện sẽ phụ thuộc vào nơi có lỗ rò.

  • Nếu lỗ rò dưới hoặc qua phần dưới của cơ thắt hậu môn, phẫu thuật viên sẽ cắt lỗ rò mở ra da của bạn và để lại vết thương hở để vết thương có thể lành và dính chắc chắn với các mô khỏe mạnh.
  • Nếu lỗ rò có nhánh đi qua phần trên của cơ thắt, bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể đặt một mũi khâu đặc biệt (gọi là khâu Seton) trong các lỗ rò để cho phép mủ thoát ra dễ dàng.
  • Các lỗ rò có thể phù hợp để điều trị với một chặn làm từ mô lợn ruột. Bác sĩ phẫu thuật sẽ không cần phải thực hiện cắt các cơ vòng.
  • Nếu lỗ rò trên cơ thắt hậu môn, bạn có thể cần phải có một hậu môn giả tạm thời (mở ruột già của bạn ra da của bạn). Tuy nhiên, phẫu thuật này ít được làm.

Hồi phục sức khoẻ

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị rò hậu môn?

Bạn sẽ có thể về nhà trong ngày hoặc ngày hôm sau. Bạn cần phải nghỉ ngơi một vài ngày, hạn chế việc đi bộ để giúp vết thương mau lành. Các vết thương thường phải mất vài tuần để lành hoàn toàn và bạn có thể cần phải băng vết thương liên tục cho đến khi đó.

Vận động thường xuyên sẽ giúp bạn trở lại hoạt động bình thường càng sớm càng tốt. Trước khi bạn bắt đầu thực hiện, yêu cầu các nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được tư vấn.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!