Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ hay còn gọi là đẻ mổ là một hình thức phẫu thuật. Trong đó, bác sĩ sẽ mổ một đường trên bụng dưới của bạn và mổ một đường trên tử cung của bạn để đưa em bé ra ngoài.
Thường thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật này nếu trong quá trình sinh con bình thường của bạn (theo đường âm đạo) bắt đầu xuất hiện các biến chứng hoặc khó khăn. Ngoài ra, phẫu thuật này còn thường được thực hiện khi bạn đã từng đẻ mổ trước đó.
Nếu bạn sinh con lần đầu, phẫu thuật sinh mổ chỉ được các bác sĩ cân nhắc sử dụng trong quá trình bạn đang chuyển dạ.
Khi nào bạn nên thực hiện sinh mổ?
Đôi khi sinh mổ là phương pháp sinh đẻ an toàn nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật này trong các trường hợp sau đây:
- Em bé của bạn đang ở ngôi mông (có nghĩa là phần mông đang đưa ra ngoài trước);
- Em bé của bạn bị chậm phát triển hoặc thai đang bị suy yếu.
- Nhau tiền đạo che cổ tử cung;
- Bạn đã từng sinh mổ trước đây;
- Bạn có đa thai;
- Bạn có một biến chứng làm cho sinh mổ là biện pháp thích hợp hơn;
- Bạn mắc phải một số bệnh lý làm tăng nguy cơ biến chứng cho quá trình chuyển dạ như bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện sinh mổ?
Sinh mổ là phẫu thuật rất thường được sử dụng ngày nay. Phẫu thuật này khá an toàn cho cả mẹ và bé. Nhưng dù sao nó cũng có một số biến chứng và nguy cơ giống như mọi loại phẫu thuật khác. Ngoài ra, thời gian phục hồi sau phẫu thuật thường kéo dài hơn so với cách sinh bằng đường âm đạo. Một biến chứng cần phải lưu ý nữa là trên thành tử cung của bạn sẽ có một điểm bị yếu (do vết mổ nằm ở đó). Điều này sẽ gây khó khăn cho lần sinh sau của bạn, nếu bạn muốn sinh con bằng đường âm đạo. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, một nửa phụ nữ thực hiện phẫu thuật sinh mổ vẫn có thể sinh con bằng đường âm đạo một cách an toàn ở lần sinh sau.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Mặc dù là một thủ thuật thường dùng nhưng sinh mổ vẫn là đại phẫu vùng bụng. Giống như bất kỳ phẫu thuật nào, nó cũng mang một số nguy cơ nhất định.
Nguy cơ đối với bạn
Các nguy cơ chính khi sinh mổ bao gồm:
- Nhiễm trùng vết thương;
- Nhiễm trùng nội mạc tử cung, có thể gây sốt, đau bụng, và tiết dịch âm đạo bất thường hoặc xuất huyết nặng;
- Tạo cục máu đông (huyết khối) ở chân, có thể nguy hiểm nếu một phần của các cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi;
- Chảy máu nặng;
- Tổn thương bàng quang hoặc niệu quản (ống nối thận và bàng quang), có thể cần phải phẫu thuật thêm;
Tuy nhiên, một sự thay đổi gần đây trong thực hành lâm sàng đã làm cho nhiễm trùng trở nên ít phổ biến hơn. Các bác sĩ hiện nay cho phụ nữ một liều đơn kháng sinh ngay trước khi phẫu thuật, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hơn là dùng kháng sau khi phẫu thuật.
Nguy cơ đối với em bé của bạn
Các vấn đề thường gặp nhất ảnh hưởng đến em bé sinh mổ là khó thở, mặc dù điều này chủ yếu gặp ở trẻ sinh non. Đối với trẻ sinh từ 39 tuần trở về sau bằng cách sinh mổ, nguy cơ về hô hấp này được giảm đáng kể đến một mức độ tương tự như sinh bằng đường âm đạo.
Sinh mổ không làm tăng hoặc giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng cho em bé, chẳng hạn như chấn thương các dây thần kinh ở cổ và cánh tay, xuất huyết nội sọ, bại não hoặc tử vong. Đôi khi da trẻ có thể bị cắt phải khi mở tử cung. Điều này xảy ra ở 2 trong số 100 trẻ sơ sinh sinh mổ, nhưng thường sẽ lành mà không để lại tác hại nào.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện sinh mổ?
Thường là phẫu thuật sẽ được lên lịch trước, bạn sẽ phải gặp bác sĩ để gây mê và kiểm tra một số vấn đề sức khỏe liên quan đến ca phẫu thuật.
Bác sĩ có thể kiểm tra nhóm máu của bạn, để phòng trường hợp có thể phải truyền máu khi thực hiện phẫu thuật. Nếu bạn sinh con trước 39 tuần, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm xem phổi của con bạn đã trưởng thành chưa bằng cách sử dụng thủ thuật chọc dịch ối.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý là ngay cả khi bạn dự định sinh con bằng đường âm đạo, bạn vẫn phải bàn với bác sĩ về phẫu thuật này trước ngày sinh để phòng trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ sẽ chuyển bạn sang từ sinh thường thành sinh mổ.
Quy trình thực hiện sinh mổ như thế nào?
Phẫu thuật thường kéo dài 40 đến 50 phút. Sẽ có một màn hình nằm ở trên bụng của bạn để quay lại cảnh con bạn được sinh ra. Bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở phần bụng dưới của bạn, nằm phía trên xương mu. Sau đó bác sĩ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật qua vết mổ này để rạch thêm một đường nữa trên tử cung của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ lấy em bé ra.
Sau khi đã lấy được em bé ra, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn hormone oxytocin. Đây là hormone giúp cho cơ tử cung của bạn co lại từ đó làm giảm lương máu bị chảy ra ngoài. Bánh nhau và dây rốn sẽ được cắt đi. Bác sĩ sẽ khâu tử cung và thành bụng của bạn lại. Chỉ có thể là loại tự tiêu, hoặc là loại không tự tiêu
Hồi phục sức khoẻ
Hồi phục sức khoẻ
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện sinh mổ?
Sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ được đưa vào phòng hồi sức để tỉnh lại dần sau tác dụng của các loại thuốc tê, bác sĩ sẽ theo dõi bạn sát sao trong giai đoạn này. Bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để đánh giá tình hình sức khỏe của bạn chẳng hạn như:
- Đo huyết áp;
- Đo nhịp thở;
- Đo lượng oxy trong máu.
Bạn có thể được cho một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc nhóm NSAIDs, đôi khi có thể là loại thuốc giảm đau mạnh như morphine.
Bạn có thể cho con của bạn bú, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách cho bú phù hợp.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!