Tác dụng phụ và chống chỉ định của Ciprofloxacin

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/05/2024

Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin có những tác dụng phụ và chống chỉ định nào? Bạn nên hiểu thêm về loại thuốc này trước khi sử dụng.

Bên cạnh những lợi ích, loại thuốc nào cũng tồn tại những tác dụng phụ. Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin cũng không ngoại lệ, do đó bạn nên trang bị cho mình kiến thức về loại thuốc này trước khi sử dụng.

Ciprofloxacin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolone và nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Song song những tác dụng đến sức khỏe, Ciprofloxacin còn có những tác dụng phụ mà bạn cần quan tâm để phòng tránh và sử dụng đúng cách.

Cách sử dụng Ciprofloxacin

Thuốc này được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Ciprofloxacin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolone, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh này chỉ điều trị nhiễm vi khuẩn và không có tác dụng với các trường hợp nhiễm virus như cảm lạnh hay cảm cúm. Việc sử dụng hoặc lạm dụng bất kỳ loại kháng sinh nào không cần thiết đều có thể gây ra nguy hại.

Chống chỉ định

Nguy cơ gặp các vấn đề về gân có thể tăng lên trong trường hợp bạn trên 60 tuổi, bạn đang dùng thuốc steroid (ví dụ dexamethasone, prednisolone, prednisone, Medrol®), cơ thể bạn có vấn đề về thận nghiêm trọng, có tiền sử gặp các vấn đề về dây chằng hoặc thấp khớp hay trường hợp bạn đã từng được ghép nội tạng như tim, thận hoặc phổi. Bạn nên xin lời khuyên từ bác sĩ nếu cảm thấy đau đột ngột hoặc sưng trong gân sau khi tập thể dục ở các phần như mắt cá chân, sau gối hoặc chân, vai, khuỷu tay, hoặc cổ tay; bị thâm tím sau khi bị thương hay không thể chịu đựng trọng lượng lớn, phần bị tổn thương không có khả năng cử động. Lúc này, bạn không nên tập thể dục nữa cho tới khi bác sĩ cho phép.

Thuốc này có thể gây phản ứng dị ứng trầm trọng, choáng và có thể đe dọa tính mạng nên bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức khi có các dấu hiệu không tích cực với loại thuốc này. Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu bạn hoặc con bạn bị phát ban, ngứa, nổi mề đay, khàn giọng, khó thở, khó nuốt, hoặc sưng tay, mặt, miệng hoặc cổ họng sau khi dùng thuốc này.

Cảnh báo về tác dụng phụ của Ciprofloxacin

Đôi khi tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra mà không hề có một dấu hiệu cảnh báo nào. Tuy nhiên, các dấu hiệu như: phân đen, phân mềm, da phồng rộp, lột da, nước tiểu có máu hoặc có màu đục, cảm giác ớn lạnh, lượng nước tiểu giảm, tiêu chảy, sốt, đau khớp hoặc cơ, tổn thương da, da thường bầm tím, sưng, loét là các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy các đốm trắng trong miệng, trên môi; đau dạ dày nặng, phát ban, sưng mặt, sưng ngón tay, sưng bàn chân, chảy máu hoặc bầm tím bất thường; tăng cân bất thường hoặc da có màu vàng cũng tạm được xem là những dấu hiệu cảnh báo. Lúc này, bạn nên ngưng dùng thuốc và xin lời khuyên từ bác sĩ ngay lập tức khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo được đề cập ở trên;

Bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra khi nước tiểu có màu đậm, phân có màu sét, thường đau bụng hoặc đau dạ dày, mắt hay da có màu vàng. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng liên quan đến gan;

Ở một số người, Ciprofloxacin còn có thể gây ra chóng mặt, ngứa mắt, buồn ngủ. Do đó, bạn hãy chắc chắn rằng bạn biết phản ứng của cơ thể khi dùng loại thuốc này trước khi lái xe, sử dụng máy móc, hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể gây nguy hiểm nếu bạn bị chóng mặt;

Ciprofloxacin có thể gây tiêu chảy, không loại trừ việc nó sẽ biến chuyển nặng hơn. Tình trạng này có thể xảy ra 2 tháng hoặc lâu hơn sau khi bạn ngừng dùng thuốc. Bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào khác để điều trị bệnh tiêu chảy mà không thông qua ý kiến của bác sĩ. Thuốc trị bệnh tiêu chảy có thể khiến việc tiêu chảy trở nên nặng và kéo dài hơn. Nếu bạn thấy dấu hiệu bệnh tiêu chảy nhẹ tiếp tục chuyển biến theo hướng trầm trọng hơn, tốt nhất bạn hãy xin lời khuyên từ bác sĩ.

Hello Bacsi hy vọng những thông tin y tế này sẽ giúp ích cho bạn khi dùng thuốc Ciprofloxacin.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Ciprofloxacin + Dexamethasone
  • Tiêu chảy ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị
  • Cảnh báo: Đừng chủ quan khi bị đau khớp
  • Dị ứng thực phẩm ở trẻ em: bố mẹ không nên xem thường
  • Tiểu ra máu: hãy lập tức đi khám ngay!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!