Y học cổ truyền Trung Quốc và y học Ấn Độ đều quan tâm tới các yếu tố nóng hay lạnh của các loại thực phẩm và đồ uống. Y học Ấn Độ đưa ra lời khuyên nên uống nước nóng vào buổi sáng để kích thích tiêu hóa. Trong y học phương Tây, vấn đề này thường ít được quan tâm hơn, nhưng có lẽ cần được xem xét, đặc biệt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa.
Đồ uống lạnh làm chậm tiêu hóa
Đồ uống lạnh tăng cảm giác khó chịu, làm chậm tốc độ tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Dùng đồ uống trong khi ăn thực sự là không cần thiết, vì chúng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Cho dù là thức uống nóng hoặc lạnh, tốt hơn là hãy uống sau bữa ăn.
Theo TS. Susan E. Brown, thực phẩm và đồ uống lạnh làm chậm tốc độ tiêu hóa vì chúng phải mất thời gian 'làm nóng' trước khi tiêu hóa.
Theo chuyên trang thực phẩm tươi sống Explained.com, đồ uống gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa và các men (enzyme) tiêu hóa tác dụng với đồ uống chứ không phải ở trong dạ dày. Ngoài ra, một ngụm đồ uống làm trôi những đồ ăn chưa bị phá vỡ qua việc nhai và trộn với nước bọt trong miệng.
Nước lạnh
Tiêu hóa là quá trình bao gồm sự phân hủy thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng. Nước lạnh sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa do một số hoạt động của các cơ. Điều này có thể dẫn đến co thắt cơ dạ dày, gây đau dữ dội đặc biệt với những người nhạy cảm.
Nước lạnh làm đông đặc các chất nhờn trong thực phẩm, có tác dụng hỗ trợ hấp thu, là một trong những lý do lớn nhất làm chậm quá trình tiêu hóa. Các chất cặn bã sẽ phản ứng với a-xít và được hấp thu nhanh hơn nhiều so với đồ ăn, tạo thành một lớp lót trong ruột. Nó có thể gây ra nồng độ a-xít cao trong dạ dày, dẫn đến đau và bối rối.
Sữa lạnh
Cần hâm nóng sữa trước khi uống (Ảnh minh họa)
Y học Ấn Độ đưa ra lời khuyên nên hâm nóng sữa trước khi uống, bởi không phải ai cũng dễ dàng tiêu hóa được sữa lạnh. Sữa là loại thực phẩm sản sinh dịch nhầy, hỗ trợ tiêu hóa. Ở trẻ nhỏ, chúng thực sự bị đông lại nhờ một loại enzyme đặc biệt và tiêu hóa dễ hơn.
Soda lạnh
Soda hay đồ uống có ga thường tạo khí và gây ra trướng bụng. Đồ uống rất lạnh, đặc biệt là những đồ uống có nhiều đường, có thể gây ra cảm giác khó chịu và thậm chí buồn nôn nếu uống khi đói. Mặc dù cola và gừng được sử dụng để giảm các triệu chứng buồn nôn, tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên vì chúng có chứa hàm lượng đường cao và các thành phần bổ sung khác. Khi bạn có vấn đề ở dạ dày, tốt hơn nên dùng đồ uống được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Lựa chọn thay thế
Nên thay nước lạnh bằng súp hoặc trà (Ảnh minh họa)
Nên uống nước ấm ở nhiệt độ trung bình nhằm mục đích giữ ẩm cho dạ dày khoảng 20 phút trước bữa ăn. Không nên uống nước sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Điều này sẽ giúp dạ dày làm sạch các chất độc và tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Uống nước là một thói quen tốt, tuy nhiên, nên cố gắng giữ nước ở nhiệt độ phòng.
Súp: Súp là dạng hấp thu các loại vitamin và protein lành mạnh. Súp giàu các chất dinh dưỡng và chứa tất cả các loại rau nên là thực phẩm lành mạnh. Dùng món súp để tăng cường nước cho cơ thể trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế thói quen uống nước lạnh trong hoặc sau bữa ăn.
Trà: Bạn cũng có thể thay thế nước bằng các loại trà có sẵn, đặc biệt là trà xanh, uống sau bữa ăn. Có nhiều loại trà thảo dược khác trên thị trường. Thông thường, các loại thảo dược này được người Trung Quốc sáng chế và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
>>> Xem thêm:
9 tác dụng phụ không ngờ của quả sung
Thịt bẩn - thịt sạch: Làm sao phân biệt?
Ăn dưa chuột sai cách nguy hiểm như thế nào?
Mai Hồ (Livestrong & Humanhealth)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!