Chứng thiếu ngủ là một tình trạng khiến bạn mệt mỏi và đẩy lùi năng suất làm việc ngày hôm sau. Dù rằng tình trạng thiếu ngủ có thể không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và mang lại các tác động tiêu cực.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy thời lượng ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ khiến những người vốn đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong do đau tim hay đột quỵ. Vậy khi bị thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện như thế nào? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu tổng quan về chứng thiếu ngủ cũng như cách cải thiện tình trạng này nhé.
Tổng quan về chứng thiếu ngủ
Chứng thiếu ngủ được biết đến như một dạng của hội chứng chuyển hóa. Người mắc phải 3 trong số những vấn đề sau thường mắc hội chứng chuyển hóa.
Các tác nhân có thể gây mất ngủ bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) cao, mức đường huyết cao, bệnh béo phì, hàm lượng mỡ (axit béo chuỗi trung bình triglyceride) trong máu cao cũng như hàm lượng cholesterol HDL (cholesterol “tốt”) trong cơ thể ở mức thấp.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chứng ngủ không sâu giấc sẽ làm giảm tuổi thọ của người bệnh dẫn đến tử vong sớm, đặc biệt xảy ra nhanh hơn nếu những người này còn mắc thêm các bệnh huyết áp cao và đái tháo đường.
Những người mắc hội chứng chuyển hóa và mất ngủ còn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Các vấn đề này có thể liên quan đến hệ thần kinh giải phẫu và quá trình chuyển hóa. Nếu bạn bị mất ngủ kinh niên hoặc kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhé!
Chứng thiếu ngủ ngoài ý muốn (không tự chủ)
Bệnh mất ngủ, bệnh ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, chứng sợ bóng đêm, mộng du và một số vấn đề khác đều có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Dưới đây là danh sách các triệu chứng bạn có thể gặp phải nếu bị thiếu ngủ, bao gồm:
- Ngủ nhiều hoặc buồn ngủ vào ban ngày;
- Ngáy, thở dốc hoặc ngưng thở khi ngủ;
- Cảm giác chân không yên hoặc bị co giật giữa đêm;
- Năng suất làm việc vào ban ngày có dấu hiệu suy giảm;
- Gặp khó khăn trong việc giữ đầu óc tỉnh táo khi đang xem tivi, đọc sách, điều khiển xe và không vận động;
- Cần uống các thức uống chứa caffeine hoặc đường trong suốt cả ngày để luôn tỉnh táo;
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ trong khi điều khiển phương tiện giao thông;
- Cần sự trợ giúp của thuốc men hoặc tinh dầu để đi vào giấc ngủ mỗi đêm.
Cải thiện tình trạng thiếu ngủ như thế nào?
- Thận trọng trong việc dùng đồ uống có chất kích thích gần với giờ đi ngủ như cà phê, rượu, bia…;
- Không hút thuốc lá vì các chất có trong thuốc lá làm dây thần kinh trở nên kích thích rất khó đưa bạn vào giấc ngủ;
- Phòng ngủ phải yên tĩnh, tránh ồn ào để bạn có thời gian thư giãn;
- Tránh sử dụng quá nhiều một số loại thuốc điều trị gây rối loạn giấc ngủ như: thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh, thuốc điều trị cao huyết áp…;
- Không nên ăn quá no và đi ngủ liền;
- Chỉnh điều hòa nhiệt độ phòng ngủ thích hợp: không quá lạnh cũng không quá nóng.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần của con người. Không ngủ đủ giấc có thể gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng. Bạn nên chăm sóc thời gian ngủ thật tốt nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Chăm sóc gan với các loại rau củ cực tốt giúp thanh lọc cơ thể
- Tại sao ăn cay lại khiến dạ dày khó chịu?
- Bật mí cho bạn 6 thực phẩm chức năng giúp tăng cường cơ bắp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!