Máy ép cơ chân tư thế nằm
Chân đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ phần cơ thể phía trên. Khi tập máy, toàn bộ trọng lượng của chân sẽ dồn xuống phần lưng và gây thoát vị đĩa đệm. Các bước chuyển động với máy tập này có thể khiến phần cơ đùi, xương hông và phần lưng giữa chịu tổn thương, gây đau toàn bộ cơ thể.
Máy ép cơ chân tư thế nằm (Ảnh: huffingtonpost)
Bài tập thay thế: Hai chân bước rộng bằng vai, tay giữ tạ trước ngực và thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống nhiều lần
Máy tập cơ chân dạng nâng
Hình thức vận động này không phù hợp với chân, nó khiến dây chằng và gân vùng xung quanh bánh chè bị căng quá mức.
Máy tập cơ chân dạng nâng (Ảnh: huffingtonpost)
Bài tập thay thế: Thực hiện các động tác bước lên xuống tương tự như leo cầu thang
Máy tập ép cơ ngực
Lực từ hai tay tác động không đều khi sử dụng máy có thể khiến cơ bắp phát triển theo kích cỡ khác nhau.
Máy tập ép cơ ngực (Ảnh: liveanddiet)
Bài tập thay thế: Chống đẩy là một bài tập tuyệt vời để tăng kích thước cơ bắp, sức mạnh, tăng sự trao đổi chất và năng lượng cho phần trên của cơ thể.
Nếu thực hiện đúng cách, các khớp xương của bạn sẽ được an toàn hơn so với việc tập máy.
Máy tập cơ hông
Do bạn tập ở tư thế ngồi nên động tác không mang lại hiệu quả cao. Thực hiện động tác với sức ép quá lớn có thể gây tổn thương vùng xương sống.
Máy tập cơ hông (Ảnh: bodybuilding)
Bài tập thay thế: Bài tập đứng lên ngồi xuống cơ bản là phương pháp hữu hiệu nhất cho những người muốn có cơ đùi, hông và mông săn chắc.
Máy tập cải thiện sức nâng của bắp chân
Bài tập này tác dụng lực chủ yếu tới cột sống. Khi tập quá mức, lưng bạn có thể bị gù hoặc chịu những tổn thương khác.
Máy tập cải thiện sức nâng của bắp chân (Ảnh: breakmuscle)
Bài tập thay thế: Giữ cơ thể thăng bằng sao cho nửa đầu bàn chân (phần mũi) ở trên bục cao khoảng 10 cm và thực hiện động tác nhón chân.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!