Tắc mạch nước ối là một trong những biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao, không thể dự đoán trước, không thể dự phòng. Vậy giải pháp điều trị tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tắc mạch nước ối là gì?
Đối với trường hợp bình thường, nước ối sẽ chảy qua đường sinh dục khi sắp sinh con. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó, một lượng nước ối sẽ chảy theo mạch máu của tử cung và được máu tĩnh mạch về tim, tim co bóp lên phổi theo động mạch phổi. Tại phổi, các thành phần của nước ối như tế bào bong ra từ da thai nhi, tế bào của màng ối, chất mỡ, thậm chí có cả phân của thai nhi đi vào cùng máu tích tụ sẽ gây tắc nghẽn động mạch phổi và dẫn đến tai biến. Chỉ khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì mẹ bầu mới tránh được nguy cơ tử vong.
Trường hợp nào có nguy cơ cao bị tắc mạch nước ối
- Phụ nữ sinh con ở độ tuổi > 35 tuổi
- Phụ nữ sinh con rạ có nguy cơ cao hơn con so
- Đẻ mổ hoặc có can thiệp của Forcep, giác hút, chọc ối
- Sản phụ đa ối, đa thai, rau tiền đạo, rau bong non, sản giật....
- Sản phụ bị tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung
Thời điểm xảy ra tắc mạch nước ối
Tùy theo từng người mà tắc mạch nước ối xảy ra ở thời điểm rất khác nhau. Trong đó có khoảng 12% số ca tắc mạch nước ối xảy ra khi màng ối còn nguyên, 70% số ca xảy ra trong thời gian chuyển dạ, 11% số ca xảy ra sau khi sinh con qua đường âm đạo, 19% số ca xảy ra khi đẻ mổ đã chuyển dạ hoặc chưa chuyển dạ.
Phương pháp điều trị tắc mạch nước ối
Tai biến xảy ra do tắc mạch nước ối thường mang tính chất đột ngột và tiến triển nhanh chóng nên tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên vẫn có một số phương pháp điều trị các triệu chứng nhằm phục hồi dấu hiệu sinh tồn cho sản phụ.
- Duy trì nguồn cung cấp oxy cho sản phụ
- Đặt khoảng 2 đường truyền tĩnh mạch, nâng cao huyết áp bằng dung dịch cao phân tử
- Hồi sức tim nếu tim có dấu hiệu ngừng: Sử dụng adrenaline tiêm vào tĩnh mạch 1 mg hoặc qua đường nội khí quản 3 mg, hoặc sử dụng xylocaine 1 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm. Có thể thực hiện tiêm nhắc lại với khoảng cách từ 3 – 5 phút. Tuy nhiên, liều tổng cộng của xylocaine không được vượt quá hàm lượng cho phép là 3 mg/kg.
- Tiến hành các xét nghiệm cấp cứu như công thức máu, khí trong máu, đông máu
- Theo dõi sản phụ bằng máy monitor
- Tiến hành truyền máu nếu kết quả đông máu không tốt kèm chảy máu nhiều
Một số hậu quả và biến chứng do tắc mạch nước ối mang lại
Với tính chất đột ngột nên tắc mạch nước ối thường dẫn đến tử vong ở cả mẹ lẫn con. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm về tinh thần và vận động cho mẹ và con do thiếu oxy não, bao gồm:
- Hội chứng Sheehan: Mất máu quá nhiều có thể dẫn đến hoạt tử thùy trước tuyến yên. Biểu hiện điển hình là rụng tóc, long, suy yếu tuyến giáp, tuyến thượng thận, không có sữa,...
- Một số biến chứng khác do mất máu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ như suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn hậu sản,...
Phòng ngừa tắc mạch nước ối như thế nào?
Bật mí những hoạt động của bé khi còn trong bụng mẹ
Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước ối?
Chỉ số nước ối tiêu chuẩn và những điều mẹ cần biết về nước ối
Thiếu nước ối khi mang thai – nguyên nhân và cách khắc phục
Các dấu hiệu rỉ nước ối mà mẹ bầu nên biết
Tắc mạch nước ối hầu như không dự phòng được do đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích được tại sao nước ối vào tuần hoàn chỉ xảy ra ở một số ít người. Ngoài ra, vai trò của mức độ, số lượng mảnh mô thai, loại mảnh mô thai vẫn chưa được xác định nên tắc mạch nước ối chỉ xảy ra ở một số ít phụ nữ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!