Bạn nghĩ rằng em bé chỉ cựa quậy và đạp trong bụng mẹ? Không chỉ có vậy đâu, bé cưng của bạn còn nhiều trò nghịch ngợm hơn như thế nhiều. Thậm chí bạn có biết rằng ở trong tử cung, em bé không chỉ di chuyển, nhào lộn mà còn dùng lưỡi liếm thành tử cung của mẹ. Cùng khám phá những bí mật vô cùng hay ho về các hoạt động của bé khi ở trong bụng mẹ nhé.
Những hoạt động của bé yêu khi còn trong bụng mẹ
1. Thai nhi bắt đầu có những chuyển động đầu tiên ở trong bụng mẹ bắt đầu từ tuần thứ 9 của thai kỳ, tuy nhiên lúc này sự chuyển động vẫn còn rất yếu ớt nên mẹ sẽ chưa cảm nhận được. Mặc dù vậy, qua siêu âm thai, bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ nhìn thấy những chuyển động rất nhẹ của em bé.
2. Vào tuần thứ 15-21, mẹ bắt đầu cảm nhận rõ hơn những chuyển động của bé. Thường những người mẹ sinh con lần sau sẽ có những cảm nhận rõ rệt hơn so với những mẹ mới sinh con lần đầu. Lúc này, mẹ có thể sẽ cảm nhận được em bé đang vươn vai, chuyển động và cả những cú đạp vào bụng mẹ. Khoảng tuần thứ 25 của thai kỳ, phổi của bé đã hoàn thành chức năng và có thể tự hoạt động trong môi trường bên ngoài nếu mẹ sinh non.
3. Sau tuần thứ 16, thai nhi có thể di chuyển 50 lần trên mỗi giờ. Đầu tuần thứ 29, mẹ có thể cảm nhận được một cách rõ ràng những hoạt động của bé khi ở trong bụng mẹ. Những chuyển động này không chỉ có cựa quậy, quẫy đạp mà còn bao gồm các động tác lắc đầu, vươn vai, chuyển động chân, tay hoặc cố gắng chạm đến dây rốn của mình, giơ tay lên mặt...
4. Thú vị hơn, ngoài những chuyển động trên, thai nhi còn cố gắng liếm vào thành tử cung hoặc đẩy chân mạnh xuống dưới tử cung của mẹ một cách vô cùng nghịch ngợm.
5. Thai nhi thường sẽ hoạt động nhiều hơn sau khi người mẹ ăn sáng xong hoặc khi mẹ ngồi hoặc nằm.
6. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ càng ít chuyển động hơn. Nguyên nhân là do lúc này thai đã lớn nên không còn nhiều không gian cho bé hoạt động.
7. Đôi khi mẹ có thể sẽ không nhận thấy em bé chuyển động trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, điều này là rất bình thường bởi có thể lúc đó bé đang ngủ. Giấc ngủ của bé thường kéo dài khá lâu, có thể kéo dài 7-8 tiếng hoặc thậm chí 15-17 tiếng.
8. Đến khoảng tuần thứ 32, thời gian bé ngủ sâu sẽ chiếm 90-95% thời gian trong ngày. Đôi khi bé cũng ngủ mơ như người bình thường nhưng thường là sẽ ngủ trong trạng thái vô định vì não chưa trưởng thành.
9. Vào khoảng tuần thứ 36, bé sẽ xuất hiện các giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 70-90 phút xen giữa các giấc ngủ sâu. Trong giấc ngủ ngắn, bé sẽ vẫn chuyển động và cho ngón tay, ngón chân vào miệng để ngậm, mút
11. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên thường xuyên đếm số chuyển động của thai nhi bắt đầu từ tuần 28 để theo dõi tình hình sức khỏe của bé cũng như phát hiện sớm các nguy cơ thai chết lưu. Những chuyển động này bao gồm tất cả các hoạt động trong bụng mẹ của thai nhi như những cú đá, chọc, cuộn...
12. Một số bà mẹ cho biết họ hầu như không cảm nhận được hoạt động của bé khi ở trong bụng mẹ, nếu có thì cũng chỉ là những chuyển động rất ít và nhẹ. Nếu thấy trường hợp này, mẹ nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra tình hình sức khỏe của con. Một số bà mẹ bị thừa cân hoặc nhau thai bám mặt trước tử cung thì cũng sẽ khó cảm nhận được những chuyển động của bé yêu hơn.
Những điều thú vị về thai máy mà bố mẹ chưa biết
Chỉ số nước ối tiêu chuẩn và những điều mẹ cần biết về nước ối
Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước ối?
Thai máy là gì và cảm giác khi thai máy như thế nào
Thai 20 tuần máy như thế nào?
13. Thai nhi cũng sẽ có phản ứng nếu như thấy các kích thích từ phía bên ngoài. Ví dụ như khi ba mẹ nói chuyện hoặc khi mẹ bật nhạc bên ngoài, thai nhi cũng có thể nghe thấy được âm thanh và có xu hướng hướng đầu của mình về phía phát ra âm thanh đó. Bé cũng sẽ có những phản ứng lại khi thấy có sự tác động vào bụng của mẹ như khi ngủ bố ôm bụng mẹ quá chặt... Do vậy, mẹ cũng nên tránh những tác động từ bên ngoài vào bụng mình để ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!