Tai biến mạch máu não là gì? Cách điều trị, hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biến

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/24/2024

Hiện nay, số ca tai biến mạch máu não có chiều hướng gia tăng. Song thực tế còn nhiều người chưa biết tai biến mạch máu não là gì và khá mơ hồ về căn bệnh này.

Hiện nay, số ca tai biến mạch máu não có chiều hướng gia tăng. Song thực tế còn khá nhiều người chưa biết tai biến mạch máu não là gì và khá mơ hồ về căn bệnh này.

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị chặn hoặc gián đoạn. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp cần được chăm sóc y tế kịp thời. Việc được điều trị sớm giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương não và các biến chứng tiềm ẩn.

Người trải qua cơn tai biến thường phải chịu các di chứng hết sức nặng nề như tổn thương não kéo dài, tàn tật, thậm chí là tử vong. Do đó, việc quan tâm đến cách điều trị tai biến mạch máu não và các phương pháp hỗ trợ phục hồi sau tai biến thế nào cho hiệu quả là hết sức cần thiết, nhất là những người có người thân bị tai biến.

Tai biến mạch máu não là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp cần được chăm sóc y tế kịp thời. Việc được điều trị sớm giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương não và các biến chứng tiềm ẩn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cách điều trị tai biến và sự phục hồi các di chứng để có được giải pháp hiệu quả cho bạn.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não là một tình trạng mà ngày càng có nhiều người mắc phải. Đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu rõ bản chất tai biến mạch máu não là gì và người bệnh tai biến cần được điều trị như thế nào để có hiệu quả.

Tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần não khiến các tế bào não chết đi, gây tổn thương mô não.

Tai biến mạch máu não có 2 thể: nhồi máu não (do cục máu đông gây tắc mạch máu) và xuất huyết não (chảy máu não). Có nhiều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não như người bệnh mắc sẵn các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch nhưng không được kiểm soát tốt hoặc thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều và thói quen lười vận động.

Cách điều trị tai biến mạch máu não

Hiện nay, việc điều trị tai biến mạch máu não có thể kết hợp giữa các phương pháp Tây y hiện đại (phẫu thuật hoặc dùng thuốc Tây) với việc điều trị y học cổ truyền (các bài thuốc Đông y, châm cứu, bấm huyệt…) kết hợp tập vật lý trị liệu…

Một số loại thuốc Tây được dùng để điều trị bệnh tai biến mạch máu não là các thuốc có tác dụng làm tan huyết khối để phá vỡ cục máu đông. Với người bị bệnh tim, huyết áp cao, rung tâm nhĩ (nhịp tim nhanh, không đều), cholesterol cao và đái tháo đường, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc và yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục hay duy trì các thói quen, lối sống lành mạnh khác.

Tai biến mạch máu não là gì? Cách điều trị, hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biếnDuy trì việc tập vật lý trị liệu đều đặn là một trong những phương pháp hỗ trợ phục hồi sau tai biến hiệu quả

Trong trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não khẩn cấp, diện tích chảy máu lớn hoặc để xử trí những bất thường mạch máu liên quan tới tai biến xuất huyết não, bác sĩ có thể chỉ định phẫu.

Tai biến mạch máu não và phương pháp phục hồi các di chứng

Sau cơn tai biến mạch máu não, khá nhiều người gặp phải các di chứng như liệt, suy giảm nhận thức, mất khả năng ngôn ngữ… Điều này làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của người bệnh và gia đình với những thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Do đó, việc hiểu rõ về tai biến mạch máu não và phương pháp phục hồi sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

1. Liệt

Đây là di chứng thường thấy sau khi một người trải qua cơn tai biến. Có người bị liệt nửa người (bên trái hoặc phải), có người bị liệt mặt, thậm chí có người liệt toàn thân… khiến hoạt động của người bệnh phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình. Di chứng này thường làm cho người bị tai biến có thể rơi vào trạng thái trầm cảm do luôn có cảm giác phụ thuộc vào người khác, nảy sinh suy nghĩ tiêu cực là bản thân đang trở thành một gánh nặng cho mọi người.

Ngoài ra, người bị liệt nửa người hay toàn thân phải nằm lâu ngày dễ gặp biến chứng viêm loét da, viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiết niệu… Do đó, người bị tai biến cần được thực hiện các bài tập vận động dựa trên sự phục hồi dần của sức khỏe, tăng cấp độ từ nhẹ đến nặng, từ khả năng cầm nắm đồ vật đến đi lại để giúp họ phục hồi nhanh nhất.

2. Rối loạn ngôn ngữ

Do vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ bị tổn thương nên sau khi trải qua một cơn tai biến, nhiều người không thể giao tiếp bình thường được như trước. Chứng rối loạn ngôn ngữ khiến họ chỉ có thể nói rất ít từ, bị nói ngọng, nói khó, thậm chí là không nói được.

Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để có phương án giúp người bị tai biến học lại kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả. Đây cũng là cách giúp người bệnh không cảm thấy buồn chán, bị cô lập vì không thể trò chuyện với người xung quanh.

3. Suy giảm nhận thức

Tình trạng sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi và những người bị tai biến mạch máu não. Do chức năng của bộ não suy giảm nên họ có thể bị mất trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức về mọi vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề phức tạp. Sau cơn tai biến, có không ít người không thể trở lại làm các công việc yêu cầu sự minh mẫn, tư duy rõ ràng như trước.

4. Mắt nhìn mờ

Thị lực kém đi sau cơn tai biến là một trong những tình trạng nhiều người có thể mắc phải. Khi cơn tai biến tấn công, nhiều người có thể nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên mắt. Điều này cũng cảnh báo di chứng mà người bệnh tai biến có thể gặp phải, đó là rối loạn thị giác.

5. Rối loạn cơ tròn

Sau cơn tai biến, người bệnh có thể rơi vào tình trạng tiểu tiện không tự chủ do chứng rối loạn cơ tròn gây ra. Do vậy, người chăm sóc cần đảm bảo bệnh nhân được vệ sinh tốt để phòng tránh tình trạng mất vệ sinh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Điều này còn giúp tinh thần người bệnh cảm thấy thoải mái với một cơ thể luôn sạch sẽ.

6. Vấn đề nuốt và ăn

Người bệnh tai biến có thể gặp khó khăn khi nuốt. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là ho hay nghẹn khi ăn hoặc nuốt.

Nhà trị liệu ngôn ngữ có thể giúp người bệnh giải quyết vấn đề này. Họ có thể đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn thực phẩm thái nhỏ hay xay nhuyễn.

Xem thêm: Biến chứng của tai biến mạch máu não do chuyên gia Nguyễn Văn Thông tư vấn

Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả bằng sản phẩm có thành phần thảo dược

Người bị tai biến cần được khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi có dấu hiệu bất thường, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và thực hành những bài tập phục hồi chức năng đều đặn.

Bên cạnh đó, để cải thiện di chứng sau tai biến, người bệnh nên kết hợp dùng sản phẩm có các thành phần thảo dược. Đây cũng là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này tại Việt Nam là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes (*).

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase, một loại enzyme được chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto. Natto được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành) và được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ điều trị các bệnh mạch máu, tim mạch.

Tận dụng những ưu điểm của món ăn này, các nhà khoa học Việt Nam đã chiết xuất enzyme nattokinase và bào chế thành công sản phẩm Nattospes. Sản phẩm có các công dụng:

  • Giúp phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu
  • Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não
  • Cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tai biến mạch máu não là gì? Cách điều trị, hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biếnNattospes – Sản phẩm giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não đem lại kết quả khả quan

Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu não của anh Thành, Thanh Hóa

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tai biến mạch máu não và phương pháp phục hồi sau tai biến hay muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, bạn hãy gọi đến tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6305 hoặc hotline (Zalo/Viber) 091 718 5170 – 091 723 0950.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tìm hiểu nguyên nhân đột quỵ để có thể phòng bệnh hiệu quả
  • Những dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi
  • Những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!