Ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần cảm thấy 'phát điên' vì những nốt mụn đáng ghét thích mọc lung tung. Lúc thì chúng mọc giữa trán, lúc khác lại ngự trị bên cạnh chiếc miệng xinh, nhưng 'điên' nhất chắc là khi mụn trú ngụ ở trong mũi hay tai. Ôi sao mà bực mình, khó chịu mà lại còn khiến ta xấu xí đến thế!
Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc rằng, tại sao mụn lại có thể chui vào trong tai ta 'làm ổ' được nhỉ? Phải chăng chúng có cánh bay vào đó ư hay vì ta quá bẩn nên mụn mới mọc ở tai? Hãy cùng tìm lời giải ngay sau đây.
Mụn trong tai
Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, càng ở chỗ 'hiểm' thì việc loại bỏ hay điều trị chúng càng trở nên khó khăn hơn.
Theo Pimple Popper - tiến sĩ chuyên khoa da liễu ở California (Mỹ), mụn - đặc biệt là mụn đầu đen có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong cơ thể. Nhưng đằng sau những nốt mụn đáng ghét ấy là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể.
Cụ thể, chiếu theo bản Face mapping của Tiến sĩ Michael Shapiro, bác sĩ da liễu, Giám đốc Y khoa và là nhà sáng lập của Viện Da liễu Vanguard (Ấn Độ) thì mụn mọc trên tai - đó là dấu hiệu báo hiệu phần thận của bạn có vấn đề.
Mụn mọc ở những điểm này trên mặt, có nghĩa là các bộ phận tương ứng trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề.
Theo đó, tai là mô hình thu nhỏ của cơ thể người, nhưng chủ yếu đại diện cho thận. Nếu mụn xuất hiện ở khu vực xung quanh tai (đôi khi ở bên trong tai) nghĩa là thận bạn có vấn đề, hay cơ thể bạn báo hiệu cần thêm nước.
Thận có chức năng quan trọng là bài tiết các chất trong cơ thể và nước là một thành phần không thể thiếu giúp thận hoạt động tốt.
Nếu uống không đủ nước, thận sẽ dễ bị nhiễm độc tố và dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Không chỉ vậy, thiếu nước - hoạt động của các bộ phận trong cơ thể bị chậm lại, việc lưu thông trở nên khó khăn và trì trệ. Nó khiến tim phải làm việc liên tục hơn, dẫn tới hệ quả là tim đập nhanh, huyết áp giảm mạnh, đau đầu, chóng mặt.
Không những thế, hiện tượng chuột rút sẽ đến thường xuyên hơn. Lý do là bởi khi thân nhiệt cao sẽ gây thay đổi về các thành phần của cơ bắp: chất điện giải, muối natri và kali.
Sự mất cân bằng về chất lỏng bên trong cơ thể sẽ làm tăng sự kích thích đến dây thần kinh trong cơ bắp, và khiến cơ tự động bóp nghẹt, gây chuột rút.
Để ngăn tình trạng này, bạn cần bổ sung nhiều nước, tránh uống cà phê, đồ uống nhiều caffeine và thực phẩm nhiều muối. Đây là những thực phẩm có thể khiến cơ thể 'háo nước' hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn trong tai
Bên cạnh đó, việc xuất hiện những mụn nhỏ trong tai - đó cũng có thể là do viêm nang lông. Do cấu trúc của ống tai nửa trong là niêm, nửa ngoài là da, cùng với vành tai có nhiều lông, bên dưới các lỗ chân lông là các tuyến mồ hôi, tuyến bã nên rất dễ bị viêm, tạo mụn trong ống tai.
Mặt khác, việc bạn ngoáy tai thường xuyên mà dụng cụ lại không sạch dễ làm trầy xước, nhiễm trùng ống tai.
Bởi vậy, khi phát hiện mụn mọc trong tai, bạn nên đến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
Face mapping là một phương pháp cổ truyền bắt nguồn từ y học của người Ayurveda và người Trung Quốc.
Hiểu đơn giản, Face Mapping là 'vẽ sơ đồ' trên gương mặt bạn, chia thành nhiều phần riêng biệt, mỗi phần có mối liên hệ mật thiết tới những có quan, bộ phận khác nhau bên trong cơ thể.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!