Có nhiều cấp độ bỏng, nếu nhẹ thì chỉ ảnh hưởng lớp trên cùng của da, hơi đau, thường không gây phòng rộp và sẹo, có thể điều trị tại nhà. Nhưng khi bỏng nặng thì để lại hậu quả vô cũng nghiêm trọng nếu vết bỏng lở loét, phòng rộp, gây đau đớn cho người bị bỏng, khả năng nhiễm trùng rất cao. Nếu nguy hiểm hơn thì lớp mỡ, cơ thậm chí xương trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng, hô hấp khó khăn và có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị bỏng
Có 4 loại bỏng cơ bản:
- Bỏng nhiệt: Nhiệt nước và nhiệt khô. Nhiệt nước chiếm tới 80% trường hợp bỏng tại các bệnh viện.
- Bỏng điện:Vô cùng nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề. Bỏng hóa chất cũng thường xảy ra trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu hoặc khi trẻ bị ngã vào hố vôi.
- Bỏng axit: Đây là loại nguy hiểm nhất, không chỉ đau đớn, nạn nhân còn bị hủy hoại về mặt thẩm mỹ, để lại hậu quả nghiêm trọng và không có biện pháp khắc phục.
- Bỏng tia xạ:Thường gặp ở trẻ em, phải điều trị bằng tia xạ để chữa ung thư máu.
Bỏng nhiệt
Tác nhân gây bỏng nhiệt xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày như: Nước sôi, thức ăn nóng, lửa, cồn…
Nếu không may bị bỏng thì cần phải thực hiện ngay các bước sau:
- Tránh xa và loại bỏ tác nhân gây bỏng.
- Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy nhẹ khoảng 15 - 20 phút, nhiệt độ nước không thấp dưới 5 độ. Bỏng hóa chất thì thời gian ngâm lâu hơn. Việc này sẽ giúp giảm đau, tránh phòng rộp cho da. Nhưng khi vết thương đã phòng rộp thì không ngâm nữa nếu không sẽ bị nhiễm trùng.
- Không bôi bất cứ thuốc hoặc hoá chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn.
Tùy mức độ vết bỏng mà đưa nạn nhân đến bệnh viện để điều trị.
Xót xa bé Thanh Thảo (4 tuổi, Nghệ An) bị bỏng xăng 85% cơ thể
Bỏng điện
Đặc biệt nguy hiểm trong số này là bỏng điện, thường để lại di chứng nặng nề và khó điều trị nhất trong các loại bỏng. Điện giật có thể gây bỏng rất sâu, đa số trường hợp đều bị đốt cháy xương gân, và cơ ở những nơi dòng điện đi qua.
Một số bệnh nhân bị bỏng điện khiến tim ngừng đập thì phải tiến hành sơ cứu hồi phục về tim trước rồi mới sơ cứu vết bỏng sau.
- Trước khi sơ cứu phải ngắt điện. Trong trường hợp không thể ngắt điện, phải gỡ nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách gián tiếp (dùng gậy gỗ, cao su…) tránh dùng bằng tay sẽ gây nguy hiểm cho người thực hiện.
- Khi sơ cứu vết bỏng xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Bỏng hóa chất
Một số loại hóa chất như axit, kiềm mạnh, vôi mới tôi hay phốt pho dùng trong công nghiệp có thể gây nên tổn thương bỏng nặng và làm nạn nhân rất đau đớn.
Anh Nguyễn Quốc Tuấn (trú quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) bị thương tật 96%, mặt bị bỏng toàn bộ, hai mắt mù hẳn, tay chân hoạt động hạn chế… phải chịu cuộc sống tàn phế suốt đời do bị tạt axit vào người.
Một trường hợp bị bỏng axit 33% cơ thể rất thương tâm
Với trường hợp bỏng do hóa chất sẽ khiến nạn nhân vô cùng đau đớn nên cần phải:
- Rửa vết bỏng ngay với nước càng lâu càng tốt, nếu không vùng da bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.
- Xé bỏ ngay những quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất trên người. Chú ý không cởi quần áo người bị bỏng không vì như thế rất dễ gây lột da. Khi sơ cứu người bị nạn không được tiếp xúc bằng tay không.
- Xác định được nguyên nhân gây bỏng là do axit thì rửa vết bỏng bằng nước có pha bicarbonat. Bỏng là do kiềm thì rửa bằng nước có pha giấm, chanh.
- Nếu bị hóa chất bắn vào mắt thì phải thực hiện rửa sạch mắt bằng nước: dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít 20 phút. Cho nước chảy từ trán tràn xuống mắt bị dính hóa chất, hoặc cúi đầu dưới vòi nước cho nước chảy nhẹ nhàng vào hốc mắt.
- Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
>> Xem thêm: Chuyện tình đẹp của cô gái bị bỏng cồn
Trang Trang
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!