Hiện nay sức khỏe không chỉ của riêng ngành y tế khi thời gian gần đây các ông lớn trong làng công nghệ cũng tham gia vào lĩnh vực kiểm soát cân nặng, kiểm soát tiểu đường, nhịp tim, năng lượng kcal..., trong đó tiểu đường là lĩnh vực được ưu tiên nhiều nhất. Tiêu biểu như công ty Apple, Amazon, Alphabet, Microsoft, Google...
Theo tờ CNN, lý do chính để các công ty công nghệ này tham gia vào lĩnh vực sức khỏe bắt nguồn từ việc bệnh tiểu đường ngày một tăng cao ở Hoa Kỳ.
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) hiện toàn thế giới có trên 415 triệu người bị tiểu đường và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Tiểu đường trở thành gánh nặng của hàng triệu người bởi những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại như vấn đề tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường, biến chứng võng mạc...
Hiện tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư.
CNN cho rằng các các công ty trong làng công nghệ nhận thấy những chế độ và phương thức điều trị hiện tại như thử máu ở đầu ngón tay và điều chỉnh liều lượng insulin được thực hiện lâu nay rõ ràng là một cách tiếp cận không hoàn chỉnh. Một số bệnh nhân không có công cụ nào hỗ trợ điều chỉnh, theo dõi những yếu tố ảnh hưởng trên đường máu như ăn uống và hoạt động hằng ngày. Chính vì thế, những gã khổng lồ này đã để mắt đến ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Các công ty công nghệ nhận thấy tiểu đường là mối quan tâm của nhiều người và cần được kiểm soát thông qua các yếu tố ăn uống, hoạt đồng hằng ngày. Ảnh: Internet
CNN đưa ra ví dụ như Verily, một công ty Alphabt trước đây là Google Life Science, đã hợp tác với Dexcom để cung cấp hệ thống theo dõi liên tục lượng đường và xây dựng các dịch vụ huấn luyện xung quanh đó. Hãng còn hợp tác với Sanofi phát triển phần mềm Onduo để hỗ trợ và hướng dẫn bệnh nhân thay đổi lối sống, tối ưu hóa chế độ ăn uống và tập thể dục.
Ngoài ra hãng Verily này còn thử phát triển kính áp tròng theo dõi đường liên tục nhưng thất bại.
Amazon thì tập trung vào việc bán các thiết bị theo dõi lượng đường trong máu trên thị trường của mình và giúp mọi người dễ dàng truy cập bài đọc của họ hơn thông qua trợ lý giọng.
Còn Apple đang hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất thiết bị y tế như Dexcom để xây dựng tích hợp các thiết bị với Apple Watch và iPhone. Thực tế tại các cửa hàng của Apple đang bày bán máy theo dõi đường glucose được tích hợp với iPhone nhằm giúp những người mắc bệnh tiểu đường tầm soát lượng đường trong máu của họ thông qua ứng dụng Apple's Health.
Chia sẻ với CNBC, CEO của ứng dụng trên, ông Jeff Dachis bày tỏ quan điểm Apple giúp người dùng tự chăm sóc sức khỏe của mình dựa trên các dữ liệu đã được máy móc thu thập chính là mục đích cuối cùng mà ngành công nghiệp này hướng tới.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!