Tại sao chế độ ăn của mẹ bầu ảnh hưởng tới em bé?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Chuyên gia dinh dưỡng của Abbott cho biết dù bạn đang mang thai hay dự định mang thai, không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống.

Phụ nữ mang thai thường xuyên đối diện với những thông tin khác nhau về cái gì là tốt, cái gì là không tốt cho mẹ và cho em bé - đôi khi những thông tin đó làm cho bà mẹ tương lai vô cùng bối rối.

Hiểu về chế độ ăn uống, thực phẩm gì nên và không nên ăn khi mang thai, đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nghiên cứu cho thấy việc tăng cân quá mức khi mang thai và tiểu đường thai kỳ có thể gây tác động tiêu cực đối với em bé.

Chế độ ăn glycemic thấp

Những bà mẹ tương lai nên lựa chọn chế độ ăn với những thực phẩm có chỉ số glycemic (GI - chỉ số đường huyết) thấp - giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Khoa học đã chứng minh chế độ ăn uống với thực phẩm có GI thấp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ làm tăng độ nhạy cảm insulin và tiểu đường thai kỳ. Nó còn giúp hạn chế tăng cân khi mang thai và giảm tỉ lệ mất xương, làm hạ thấp khả năng di truyền những đặc điểm này sang em bé.

Tại sao chế độ ăn của mẹ bầu ảnh hưởng tới em bé?

Dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng đến em bé (ảnh minh họa: Internet)

PGS.TS. Ricardo Rueda, chuyên gia nghiên cứu tại Abbott, cho biết: 'Dù bạn đang mang thai hay dự định mang thai trong tương lai gần, không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống. Hãy cố gắng sử dụng những thực phẩm không làm tăng mức đường huyết quá nhiều và những thực phẩm có chất bột đường giải phóng chậm. Làm như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, và giảm nguy cơ con bạn bị béo phì sau này'.

Tin tốt là việc thêm những thực phẩm có GI thấp vào thực đơn hàng ngày lại khá đơn giản. Nếu bạn đang mang thai, hãy sử dụng những thực phẩm trong danh sách dưới đây. Cố gắng chọn cho mình một chế độ ăn uống đa dạng và giàu dinh dưỡng, bao gồm trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không hoặc ít béo, các loại đậu và các loại thịt nạc.

Lựa chọn nhóm thực phẩm lành mạnh:

Ngũ cốc: Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, bột yến mạch và bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp các dưỡng chất quan trọng, bao gồm chất xơ, giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, và magie, có tác động vô cùng quan trọng lên các cơ quan, sức khỏe xương và răng.

Trái cây: Cố gắng ăn trái cây nhiều hơn là chỉ sử dụng nước ép, vì nước ép có lượng đường dư thừa. Bổ sung thêm nhiều quả mọng, trái cây họ cam quýt, dưa hấu, táo, lê, xoài và chuối. Trái cây cung cấp chất xơ, vitamin C, giúp bảo vệ tế bào và thúc đẩy phát triển não bộ, và axit folic, giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh.

Các loại rau củ: cà rốt, rau bina, các loại rau xanh nấu chín, ớt chuông cũng như bí, khoai lang và bí ngô đều là những thực phẩm tuyệt vời. Chúng cung cấp axit folic, sắt, giúp người mẹ tăng cung cấp máu và vận chuyển oxi đến em bé, vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường sức khỏe thị giác, chức năng miễn dịch và sự phát triển của thai nhi.

Protein: Thịt nạc và cá là nguồn protein rất phổ biến. Ngoài ra, chúng còn cung cấp sắt, axit béo omega-3, giúp phát triển não bộ của thai nhi và các vitamin nhóm B thiết yếu, góp phần làm cho làn da khỏe mạnh, phát triển hệ thần kinh và các tế bào máu. Một loạt các lựa chọn thực phẩm chay cũng là nguồn protein dồi dào, bao gồm các loại đậu và các loại hạt.

Các loại dầu và chất béo: dầu và chất béo cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng, giúp hình thành các cơ quan của thai nhi. Hãy cố gắng tiêu thụ các loại dầu và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu và dầu dừa.

Các sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa bổ sung vitamin A và D, hỗ trợ quá trình phát triển xương và răng cũng như làn da khỏe mạnh và thị lực tốt cho em bé. Những lựa chọn tốt bao gồm sữa chua không béo hoặc ít béo, sữa gầy hay sữa có hàm lượng chất béo 1 phần trăm và phô mai ít béo.

Sữa bầu bổ sung các vitamin và khoáng chất, bao gồm đạm, DHA, axit folic, sắt và prebiotic là nguồn dưỡng chất hữu ích cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và sức khỏe của mẹ, cũng như tránh thừa cân. Nó cũng giúp tăng lượng sữa và đảm bảo vi chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Danh sách trên có vẻ dài, tuy nhiên, bạn chỉ cần đơn giản kết hợp vài thứ với nhau đã có thể tạo ra khác biệt rất lớn trong cách mà em bé phát triển và lớn lên. Chú ý đến dinh dưỡng trong khi mang thai sẽ giúp cho cả mẹ và em bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

  Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu  

 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!