Tại sao vệ sinh thường xuyên mà vẫn bị ngứa da?

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Ngứa da gây ra rất nhiều phiền toái, tuy nhiên cần hiểu đúng nguyên nhân để có cách chữa trị hiệu quả.

Da khô

Nói chung, ngứa có liên quan tới các bệnh da khác. Khi bạn không thấy xuất hiện nốt sáng, mụn đỏ hoặc quan sát thấy một số thay đổi đáng kể đặc biệt ở khu vực ngứa, thủ phạm gây ngứa trong trường hợp này là da khô.

Da khô thường do những khác biệt và thay đổi các yếu tố môi trường. Có thể là do thời tiết nóng hoặc lạnh với độ ẩm thấp, xuất hiện khi ngồi máy lạnh hoặc máy điều hòa trung tâm trong thời gian dài, sử dụng xà phòng hay chất tẩy rửa không thích hợp khi tắm rửa.

Các bệnh da và phát ban

Một nguyên nhân chính của tình trạng da khô là do một số rối loạn da như bệnh vẩy nến, rận chấy, eczema (viêm da), thủy đậu, ghẻ và phát ban. Nếu bạn nghi ngờ bị bất kỳ bệnh nào trong số này, hãy để ý xem ngứa có thể xuất hiện ở những khu vực đặc biệt và thường đi kèm với các triệu chứng khác như ban đỏ, da bị kích thích, nổi mụn và mụn nước.

Tại sao vệ sinh thường xuyên mà vẫn bị ngứa da?

Da khô có thể là do một số rối loạn da như bệnh vẩy nến, rận chấy, thủy đậu, hay phát ban (Ảnh minh họa: Internet)

Các bệnh bên trong

Nếu một người bị một số rối loạn như kém hấp thu lúa mì, suy thận, bệnh gan, thiếu máu thiếu sắt, rối loạn tuyến giáp hoặc ung thư, có nhiều khả năng ngứa sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể. Trong khi da lúc đầu có thể nhìn bình thường nhưng dần dần ngứa có thể tạo thành những vùng bị trầy xước.

Các rối loạn thần kinh

Có một số bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, trong đó có bệnh tiểu đường, thần kinh bị chèn ép, bệnh đa xơ cứng và bệnh zona. Tất cả những bệnh này đều gây ngứa dữ dội.

Phản ứng kích thích và dị ứng

Không chỉ các bệnh khác nhau mà nhiều chất khác nhau như len, hóa chất, xà phòng và nhiều chất khác có thể gây kích thích cho da dẫn tới cảm giác ngứa da ngay tức thì và sau đó. Đặc biệt, các mỹ phẩm mà chị em thường dùng có thể là nguyên nhân của những phản ứng dị ứng gây ngứa da này.

Thuốc

Bạn dùng thuốc ở các dạng khác nhau. Nhưng thuốc cũng có thể gây phản ứng. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc thuốc giảm đau gây buồn ngủ có thể gây phát ban và ngứa da dữ dội.

Mang thai

Tình trạng ngứa da ở phụ nữ mang thai là khá phổ biến. Ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, đùi, ngực, bụng, cánh tay. Cùng với đó, phụ nữ có nguy cơ bị viêm da trong thời kỳ mang thai cao hơn.

Ngoài ra, ngứa có thể tự xuất hiện độc lập hoặc kèm theo các triệu chứng khác như chảy nước mũi, hắt hơi và ban đỏ. Gãi quá nhiều cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa do đưa vi khuẩn hoặc nấm vào các lớp da. Do vậy, hãy mô tả với bác sĩ bất cứ triệu chứng nào xuất hiện kèm theo với ngứa da. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và kê thuốc thích hợp cho bạn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!