Giải thích về vấn đề này, BS Tuấn Anh cho rằng, đột quỵ thường hay gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Khi vào tắm lạnh đột ngột, hoặc trước đó có uống rượu bia, phản xạ co mạch ngoại vi làm tăng huyết áp đột ngột, gọi là cơn tăng huyết áp kịch phát, làm vỡ mạch máu não, gây đột quỵ.
Theo các chuyên gia, mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy ngâm mình trong nước lạnh đột ngột có thể kích hoạt dẫn tới nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, một số rối loạn thần kinh như mất toàn bộ trí nhớ thoáng qua sau khi bơi trong nước lạnh cũng đã được báo cáo. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy phơi nhiễm với nước lạnh hoặc ngâm mình trong nước lạnh liên quan tới đột quỵ não.
Thói quen tắm đêm không tốt cho sức khỏe.
Các tài liệu y khoa trên thế giới cho thấy đột quỵ não thay đổi theo mùa một cách rất rõ ràng. Tỷ lệ đột quỵ cao hơn vào mùa Đông so với mùa Hè. Ngoài ra, bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa Đông thường có tiên lượng xấu hơn, tỉ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất vào mùa đông. Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C liên quan tới tỷ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng lên 7%. Nhiều nhà khoa học cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao như vậy là do những thay đổi, rối loạn về chuyển hóa lipid máu, huyết áp và đông máu trong mùa Đông.
Các thống kê chỉ ra đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày ( 8:01 - 12:00), ban đêm đột quỵ cũng có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Tuy nhiên, những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào và bất cứ thời điểm nào.
Thời tiết thất thường, trở lạnh bệnh đột quỵ thường gia tăng nên cần chú ý đến sức khỏe. Ảnh minh họa
Bệnh lý này xảy ra đột ngột nên nếu có điều kiện tầm soát đột quỵ sớm, hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị sẽ được nâng cao. Hiện ở hầu hết các bệnh viện đều thực hiện được tầm soát phát hiện sớm đột quỵ. Những người có tiền sử huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành, mỡ máu cao, tiểu đường…. nên khám định kỳ từ 3 – 6 tháng hoặc theo yêu cầu của bác sĩ. Người có kèm mỡ máu cao ngoài kiểm soát huyết áp cần lưu ý chỉ số mỡ máu ở mức an toàn. Để phòng đột quỵ, ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ còn phải kết hợp đồng thời giữa với chế độ sinh hoạt hợp lý.
Cách tắm khỏe
Tắm mát vào buổi sáng có lợi ích là giúp cơ thể hít thở sâu, kích thích cơ thể, tăng sự thèm ăn, cho cơ thể có ngày mới tràn đầy năng lượng. Đồng thời tắm mát giúp máu có pH kiềm hơn, tăng sức đề kháng và miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể. Còn sau một ngày làm việc mệt mỏi, tắm giúp thư giãn cơ bắp, các nếp nhăn, các vết co thắt của da sẽ được thư giãn, cơ thể thoải mái cho giấc ngủ ngon và sâu.
Tuy nhiên, để tránh mang bệnh do tắm không đúng cách, các bác sĩ khuyến cáo: nên tắm ở nhiệt độ 36-37°C (bằng nhiệt độ cơ thể) là hài hòa và cân đối nhất và cũng để cải thiện chức năng tim. Đồng thời giữ chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài phòng tắm không quá cao, khoảng 2-30 độ C. Lưu ý, hạn chế việc thay đổi thân nhiệt đột ngột. Phải tiếp xúc dần từng bộ phận của cơ thể với nước, trước tiên là chân, đến tay, đầu, thân người, sau đó mới là toàn thân tiếp xúc hoàn toàn với nước.
Tắm xong không ra gió hay vào phòng máy lạnh ngay vì dễ khiến nhiệt độ cơ thể hạ xuống gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Có thể nấu nước gừng, sả hay đơn giản là nhỏ dầu khuynh diệp, dầu tràm vào nước tắm giúp giảm sung huyết, phù nề ở đường hô hấp (mũi và đường dẫn khí), giúp long đàm, kháng viêm, sát khuẩn đường hô hấp, tạo cảm giác dễ chịu, khoan khoái ở đầu, ngực và toàn thân.
4 không để tránh bệnh khi tắm
- Không nên tắm khuya, từ 23g-3g sáng, vì tắm vào thời gian này khí lạnh rất dễ xâm nhập cơ thể và gây cảm lạnh.
- Không tắm sau khi uống rượu vì khi tắm, lượng đường trong cơ thể bị tiêu hao nhiều do hoạt động thể lực và máu tuần hoàn nhanh. Khi mức độ đường trong máu xuống thấp, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ theo, dễ gây sốc.
- Không tắm ngay sau khi ăn vì sẽ làm tăng nhanh tuần hoàn máu khiến công năng tiêu hóa của ruột bị yếu đi, khả năng hấp thụ thức ăn sẽ kém hơn.
- Không nên tắm ngay khi đi ngoài nắng về.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!