Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào là đúng cách?

Kiến Thức Y Học - 05/18/2024

Theo thống kê, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới, và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ. Vậy ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào là đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Theo thống kê, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới, và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ. Vậy ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào là đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Theo ước tính thì cứ 2 phút trên toàn cầu có một phụ nữ chết vì bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh này thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm mà thường khi các bệnh nhân thấy xuất hiện triệu chứng thì là lúc ung thư đã phát triển và ở vào giai đoạn khó điều trị. Khi bệnh bước vào giai đoạn trễ, người bệnh có thể bị chảy máu sau giao hợp hay chảy máu tự nhiên, có tiết dịch hôi và bị đau vùng chậu.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là do Virus HPV. Đây là nguyên nhân gây hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Virus HPV rất dễ lây và chủ yếu lây lan qua con đường quan hệ tình dục. Theo các bác sĩ thì chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục là đã có thể lây bệnh rồi. Tất cả những phụ nữ đang có sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV nhóm cao gây bệnh ung thư. Nguy cơ này bắt đầu từ lần quan hệ tình dục đầu tiên và sẽ kéo dài suốt cuộc đời.

Hiện nay, có các phương pháp sàng lọc bệnh này là phết tế bào âm đạo - cổ tử cung (Pap's smear), làm xét nghiệm HPV DNA và tiến hành quan sát cổ tử cung bằng mắt thường. Các nhóm có nghi ngờ mắc bệnh qua các sàng lọc sẽ được chẩn đoán qua soi cổ tử cung - sinh thiết.

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào là đúng cách?

Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Pap smear - phết tế bào cổ tử cung

Đây là loại xét nghiệm nhanh, đơn giản và không đau để tìm tế bào bất thường ở bề mặt cổ tử cung. Theo các bác sĩ thì có thể phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh để can thiệp kịp thời. Tuy nhiên phương pháp này đơn thuần dễ bỏ sót vì tỷ lệ âm tính giả cao và không phát hiện được nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư.

Pap smear cũng khó tầm soát ung thư biểu mô tuyến. Trên thực tế, có đến 33% trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ có kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bình thường.

Xét nghiệm HPV

Những ưu điểm của xét nghiệm HPV:

- Phương pháp này có thể phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đơn độc. Có đến gần 14% phụ nữ kết quả Pap bình thường và thường bị bỏ sót HPV 16 dương tính thì đều có bệnh lý trong biểu mô cổ tử cung ở mức độ cao.

- Giúp phát hiện sớm phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

- Với những phụ nữ có kết quả âm tính với HPV nguy cơ cao có thể yên tâm quay trở lại tầm soát thường quy ( từ 3-5 năm).

- Có thể làm giảm sự can thiệp không cần thiết.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap smear và HPV test để việc tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung đạt kết quả cao nhất.

Khi nào bắt đầu tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung?

- Theo các bác sĩ, phụ nữ nên bắt đầu tầm soát bệnh lúc 21 tuổi. Không tiến hành tầm soát nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.

- Từ 21 đến 29 tuổi nên thực hiện Pap smear 3 năm một lần. Không làm xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21-29 tuổi vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung ở tuổi này chỉ khoảng 20%, hầu hết các trường hợp HPV sẽ biến mất mà không cần có sự can thiệp. Phát hiện nhiễm HPV giai đoạn này sẽ gây ra lo lắng, tốn kém chi phí tái khám và xử trí không cần thiết.

- Với những phụ nữ tuổi 30-64 nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm (Pap smear và HPV) 5 năm/ lần hoặc có thể Pap smear 3 năm/ lần.

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào là đúng cách?

Khi nào ngưng tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung?

Theo các bác sĩ, khi bệnh nhân đã trên 65 tuổi với tầm soát âm tính đầy đủ trước đó và không có CIN2+ ( là u biểu mô mức độ 2 và các tổn thương mức độ cao hơn) trong vòng 20 năm gần nhất. Việc tầm soát âm tính đầy đủ tức là có 3 lần Pap smear liên tục âm tính hoặc 2 bộ đôi xét nghiệm liên tục âm tính trong 10 năm với lần xét nghiệm cuối cùng trong vòng 5 năm.

Nguyên nhân nên ngưng tầm soát sau 65 tuổi là do CIN 2+ hiếm sau 65 tuổi. Hầu hết các kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh bất thường, HPV dương... đều là kết quả dương tính giả, chúng không phản ánh đúng tiền ung thư, nguy cơ có HPV chỉ còn 5-10%.

Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung không phải phương pháp để tầm soát mà chỉ là phương tiện để chẩn đoán và sinh thiết.

Chủng ngừa HPV

Việc chủng ngừa giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và giúp làm tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung gây bệnh, hoặc trước khi bệnh có những tiến triển hoàn toàn. Văcxin ngừa HPV hiện nay đều dành cho phụ nữ 9 đến 26 tuổi.

Như vậy, bài viết trên Lily & WeCare đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích có liên quan đến việc tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh nguy hiểm nên các chị em nên có những kiến thức cần thiết phòng bệnh khi còn sớm.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Với hầu hết các loại ung thư, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiên lượng sống. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc ung thư cổ tử cungbao gồm 4 xét nghiệm nhỏ: CA 125, CEA, SCC.

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào là đúng cách?

Đến với Xander, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Giá gói xét nghiệm:

  • Giá Gói sàng lọc ung thư cổ tử cung của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 637,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline phía dưới để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Điều cần biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!