Xét nghiệm hình ảnh nào cần phải làm định kỳ? (Trần Đình Toán - Sóc Trăng)
Ung thư tụy thường có triệu chứng rất mơ hồ hoặc không có triệu chứng gì ở giai đoạn sớm của bệnh. Theo các chuyên gia, ban đầu có thể đau lưng và rối loạn tiêu hóa nên bệnh nhân được nghĩ đến chứng bệnh khác trong thời gian dài. Hiếm khi người ta kiểm tra xem có ung thư tụy hay không và cuối cùng phần lớn người bị ung thư tụy không được chẩn đoán cho đến khi nó di căn.
Các bác sĩ thường tìm kiếm nguy cơ để xác định ung thư tụy qua các xét nghiệm hình ảnh học như chụp cắt lớp điện toán (CT -Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm qua ngã nội soi.Đối với bệnh nhân đái tháo đường nếu chúng ta dùng các xét nghiệm hình ảnh học nêu trên, chi phí quá cao nên không mang tính thực tế.
Điều mà nhà lâm sàng cần là tìm cách để xác định và tầm soát cho những người có nguy cơ cao nhất bị ung thư tụy mà thôi. Các chuyên gia đã thấy rằng những người được chẩn đoán mới đái tháo đường sau tuổi 50 có 1% nguy cơ bị ung thư tụy, tỉ lệ này cao hơn gấp 8 lần so với cộng đồng.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực xác định những người đái tháo đường mới phát hiện có nguy cơ cao hơn bị ung thư tụy so với người không đái tháo đường.Nghiên cứu này sẽ bao gồm khoảng 10.000 người có mức đường huyết cao, những người này cần phải làm xét nghiệm máu mỗi 6 tháng.Nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm phương cách tầm soát ung thư tụy ở toàn bộ những người nêu trên hoặc một phân nhóm.Nghiên cứu còn xác định các chất đánh dấu sinh học trong máu về ung thư tụy, các kết quả này sẽ được dùng trong xét nghiệm tầm soát bệnh.
Một chuyên gia khác đang thực hiện một nghiên cứu tương tự với 800 bệnh nhân đái tháo đường với mục tiêu là xác định những người đái tháo đường có nguy cơ cao nhất ung thư tụy bằng xét nghiệm máu sau khi những người này được tầm soát bằng MRI định kỳ hàng năm. Thậm chí có thể tầm soát cả những người bị tiền đái tháo đường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!