Viêm đa khớplà tình trạng các vị trí khớp đối xứng nhau trên cơ thể như ở đầu gối, cổ tay, bàn ngón chân và bàn ngón tay bị sưng đau, sưng, cứng khớp,... Đây là một trong số những bệnh viêm khớp nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, khả năng vận động của người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần hiểu viêm đa khớp là bệnh mãn tính, do đó quá trình điều trị đòi hỏi phải kiên trì và liên tục. Thời gian điều trị cần chia làm các giai đoạn khác nhau, giai đoạn nội trú, giai đoạn ngoại trú hoặc điều dưỡng. Phương pháp điều trị viêm đa khớp thường kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, vật lý trị liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.
Bênh cạnh đó, người bệnh cũng có thể tìm hiểu những biện pháp hỗ trợ điều trị từ các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để giảm đau, tiêu viêm. Trong bài này Lily & WeCare sẽ giới thiệu công dụng của củ gừng tươi với bệnh viêm đa khớp.
Trong y học cổ truyền, gừng tươi có mùi thơm, vị cay, nóng, tính ấm. Ngoài những tác dụng như chống tiêu chảy, đầy hơi và chống nôn mửa, kích thích lưu thông máu, làm ấm cơ thể, gừng còn có thể làm giảm các cơn đau do khớp gây nên.
Một số cách sử dụng gừng tươi hỗ trợ điều trị viêm đa khớp:
1. Đắp gừng lên vị trí khớp đau
Dùng 200 g gừng tươi giã rồi lấy vải mềm bọc lại. Nấu 2 lít nước sôi rồi sau đó cho bọc gừng vào, để lửa nhỏ riu riu giữ cho nồi nước gừng luôn luôn nóng.
Lấy một chiếc khăn nhúng vào nồi nước gừng, tiếp đó nhấc lên và vắt khô. Gấp khăn làm mảnh nhỏ, đắp lên chỗ đau với độ nóng người bệnh có thể chịu được.
Cứ liên tục đắp và thay khăn như vậy trên các vị trí khớp đau. Thời gian đắp từ 25 đến 30 phút một lần, mỗi ngày đắp ba lần mới có hiệu quả giảm đau do viêm đa khớp.
2. Bó gừng lên các khớp đau
Nếu người bệnh bị đau nhức một số điểm cố định ở hai chân thì dùng củ gừng giã nát, sau đó chưng với rượu rồi bó chặt vào chỗ đau.
Khi xương khớp của cơ thể bị đau nhức, đi lại, cử động, đứng lên, ngồi xuống đều vô cùng khó khăn. Nhiều trường hợp ngồi hoặc nằm một chỗ vẫn thấy đau nhức khổ sở. Lấy khoảng 30 g gừng tươi, giã nát rồi trộn cùng với 30 g bột mì và rượu trắng, đảo đều cho hỗn hợp này quyện lại thật nhuyễn rồi đắp lên chỗ đau. Dùng băng/gạc cố định miếng đắp để khi người cử động không bị tuột. Thời gian cố định miếng đắp là khoảng 3 đến 4 tiếng. Lúc mới đắp có thể sẽ có cảm giác ngứa dấm dứt, đây là hiện tượng bình thường, không nên quá lo lắng. Cách đắp này sẽ giúp cho cơn đau khớp biến mất rất nhanh chỉ sau một hai ngày, tuy nhiên người bệnh không nên dừng mà nên tiếp tục đắp cho đến khi hết đau hoàn toàn.
Những thực phẩm chống cúm cho bà bầu cực tốt
Hoàng Thấp Linh chữa viêm khớp dạng thấp
Nước dứa, nghệ, gừng, anh đào tốt cho người bị bệnh gout như thế nào?
Bệnh thấp khớp cần kiêng gì và nên ăn gì?
5 cơ sở khám và điều trị bệnh loãng xương uy tín ở Hà Nội
3. Ngâm chân với nước gừng, muối nóng
Cần chuẩn bị: 30g gừng tươi, 20 g muối hạt và 2 lít nước.
Đổ 2 lít nước sạch vào nồi đun đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C tùy vào mức chịu nóng của của người bệnh. Sau đó cho gừng đã giã và muối hạt vào nồi nước nóng.
Dùng nước nóng gừng muối này để ngâm chân mỗi ngày 1 lần từ 15 đến 30 phút vào buổi tối trước lúc đi ngủ.
4. Muối và gừng rang
Dùng gừng củ đem thái lát mỏng sau đó cho vào chảo rang nóng, tiếp đó cho thêm muối hạt to vào rang chung, việc này nhằm giúp giữ hơi nóng hiệu quả. Sau khi rang xong bạn cho hỗn hợp này vào một chiếc khăn và chườm trực tiếp lên khớp đau. Cách này sẽ giúp các cơn đau do viêm đa khớp giảm đáng kể.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!