Tăng cân trong thai kỳ: Những điều mẹ bầu nên lưu ý

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, máu đông là những biến chứng có thể gặp phải nếu tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai.

Dù muốn hay không thì mang thai luôn đi cùng với tăng cân. Số cân nặng tăng lên của mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, hãy cũng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về vấn đề tăng cân trong thai kỳ nhé.

Mẹ tăng bao nhiêu cần là đủ?

Cũng như nhiều vấn đề khác, cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau đối với từng trường hợp, và mang thai cũng không phải là một ngoại lệ. Không có một tiêu chuẩn cụ thể nào về số cân nặng mà một người nên hay không nên tăng, nhưng vẫn có một số đề xuất hướng dẫn, ví dụ như nếu như bạn đã thừa cân trước khi mang thai thì đừng tăng nhiều cân như những người có cân nặng bình thường. Tham khảo chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định trọng lượng cơ thể của bạn có được coi là khỏe mạnh không.

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số khối cơ thể - BMI (Body Mass Index) được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) của một người tính bằng cân nặng của người đó (W – tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (H – tính theo m).

Với phụ nữ trưởng thành:

- BMI < 18.5: người gầy

- 19 ≤ BMI < 24: người bình thường

- 25 ≤ BMI < 29: người thừa cân

- BMI > 30: người béo phì

Cân nặng thai nhi bao nhiêu là vừa?

Trước tiên, hãy xem chỉ số BMI nói gì về cơ thể bạn, sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định trọng lượng cơ thể lý tưởng của bạn. Khi đã biết rõ về điều này, việc xác định trọng lượng mà bạn có thể tăng trong quá trình mang thai sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vì cơ thể của mỗi người là khác nhau, điều quan trọng là phải hiểu chỉ số BMI hiện tại của bạn và những chỉ số cân nặng có thể tăng trong thai kỳ. Biết được những gì có thể xảy ra sẽ giúp chúng ta quản lý trọng lượng tốt hơn. Bảng dưới dây là khuyến nghị số cân nặng trung bình mà bạn nên tăng căn cứ trên chỉ số BMI trước khi mang thai:

Chỉ số khối cơ thể BMITrọng lượng tăng trung bình

Người gầy (BMI thấp hơn 18.5) 8 – 18 kg

Người bình thường (BMI 19 – 24) 11 – 20 kg

Người thừa cân (BMI 25-29) 4 – 11 kg

Người béo phì (BMI từ 30 trở lên) 5 – 9 kg

Tăng cân trong thai kỳ: Những điều mẹ bầu nên lưu ý

Tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng tăng cân trong thai kỳ phù hợp với bạn và em bé (Ảnh minh họa: Internet)

Trọng lượng tăng lên do đâu?

Chúng ta thường nghĩ đơn giản là trọng lượng tăng lên trong thai kỳ gồm trọng lượng của em bé và trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên. Điều này chính xác, tuy nhiên việc quan trọng là phải hiểu được phân phối cân nặng trên từng bộ phận. Và việc tăng cân trong thai kỳ cũng hoàn toàn lành mạnh chứ không hề tiêu cực như cách chúng ta vẫn nghĩ về tăng cân. Biết được trọng lượng tăng lên được phân bổ vào đâu sẽ giúp chúng ta thấy bớt nặng nề và bình thường hóa việc tăng cân trong thai kỳ hơn. Dưới đây là bảng phân bổ cân nặng tăng thêm trong thai kỳ tương ứng với các bộ phận:

Thành phầnKhối lượng

Nhau thai 0.9 – 1.3 kg

Nước ối 0.9 – 1.3 kg

Mô ngực 0.9 – 1.3 kg

Máu 0.8 kg

Mỡ dự trữ 2.2 – 4 kg

Tử cung 0.9 – 2.2 kg

Thai nhi 2.7 – 3.6 kg

Tổng 10 – 16 kg

Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để chắc rằng cân nặng tăng thêm trong thai kỳ là phù hợp với cả bạn và em bé nhé.

Bạn có thể gặp vấn đề gì nếu thừa cân khi mang thai?

Bạn có nhiều khả năng gặp phải những biến chứng sau đây nếu bạn thừa cân khi mang thai:

- Huyết áp cao

- Tiền sản giật

- Máu đông

- Tiểu đường thai kỳ

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh trước và trong khi mang thai sẽ hữu ích cho cả quá trình sinh nở. Nó còn rất hữu ích trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh.

Giảm cân sau sinh như thế nào?

Một điều quan trọng chúng ta cần biết là giảm cân sau sinh không thể xảy ra ngày một ngày hai. Cũng như bất kỳ loại giảm cân nào khác, bạn sẽ mất nhiều thời gian để “tống khứ” phần trọng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn lấy lại vóc dáng sau khi sinh:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trong thời gian mang thai, chế độ ăn của chúng ta thay đổi để thích ứng với cả cơ thể mình và em bé đang lớn dần. Tất nhiên, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng trong quá trình mang thai, nhưng nó chỉ là thứ yếu thôi.

- Tập thể dục: Thời điểm bắt đầu tập thể dục sau sinh phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình sinh nở. Nếu bạn không có biến chứng trong khi mang thai, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ ngay khi thấy sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu bạn có một vài biến chứng sau sinh thì hãy xin ý kiến của bác sĩ để có lịch trình tập luyện phù hợp. 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!