Dọa sảy thailà hiện tượng thường xảy ra ở những tuần đầu thai kỳ. Vậy hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí và phòng ngừa tình trạng này để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Dọa sảy thai là gì?
Là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng kèm thêm các dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở những tuần đầu của thai kỳ.>>> Xem thêm: Những điều cần biết về hiện tượng dọa sảy thai
Nguyên nhân dọa sảy thai
- Đôi lúc chỉ là sự bất thường về nhiễm sắc thể hoặc bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.
- Hoặc do một số bệnh của mẹ gây nên như: Sốt cao, mắc bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,...)
Ngoài ra, cũng có thể là do thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, hay chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thì thiếu chất,...Những điều cần biết về hiện tượng dọa sảy thai
Thai phụ làm việc quá sức có thể dẫn tới dọa sảy thai.
Dấu hiệu dọa sảy thai
- Đầu tiên là cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới cộng với mỏi ở vùng thắt lưng.
- Xuất hiện dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo...
Vì thế ở giai đoạn đầu của thai kỳ thai phụ cần di chuyển nhẹ nhàng và khám thai theo hẹn của bác sĩ để được theo dõi thường xuyên.
Cách xử trí
- Nghỉ ngơi: Là điều kiện cần đầu tiên để đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
- Không nên lao động nặng: Nếu đã có dấu hiệu dọa sảy mà bạn còn xem nhẹ tiếp tự lao động nặng thì khả năng sảy thai thật là rất cao.
- Tốt nhất không nên hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục phải mất nhiều sức vận động của cơ và các hệ thận kinh, đặc biệt là cơ quan sinh sản tử cung và âm đạo. Vì vậy vào những tháng đầu nếu quan hệ tình dục có thể làm tăng cao khả năng sảy thai.
- Khi đau bụng bạn không xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú vì đó là những hành động có thể khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thai dễ sẩy hơn.
Tóm lại, tốt nhất là khi có những biểu hiện bất thường bạn cần đi khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ mục đích ổn định sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Xử lý thông minh khi mang thai lần đầu bị đau bụng dưới
Phụ nữ có thai chiếm tới 10% ca sốt xuất huyết
4 lưu ý vàng bà mẹ muốn có con sau khi sảy thai
Sảy thai và thai lưu: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Không nên xem nhẹ những bất thường sau khi sảy thai
Cách phòng ngừa dọa sảy thai như thế nào?
- Điều quan trọng nhất là bạn luôn giữ được tư tưởng, tâm lí thoải mái. Tránh căng thẳng, stress kéo dài. Nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để tăng cường sức khoẻ.
- Ăn uống đủ dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không nên thức khuya.
- Hạn chế lao động nặng và quan hệ tình dục nhiều nhất là trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.
- Tránh hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, café, nước ngọt có ga...
- Khám thai định kì là một giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.
Qua bài viết này, Lily & WeCare hy vọng các chị em khi phát hiện tình trạng dọa sảy thai, thì hãy nghỉ ngơi ngay lập tức. Bước tiếp theo là đi kiểm tra để biết được tình trạng thai nhi, sau đó phải tuần thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, nếu không thai có thể ngừng phát triển hoặc gây nên tình trạng sẩy thai thật. Nếu bạn đã có tiền sử sẩy thai ở những lần mang thai trước thì phải rất cẩn thận trong lần mang thai tiếp theo. Chúc bạn có một sức khỏe tốt để sinh ra những đứa bé luôn khỏe mạnh.>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị dọa sảy thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!