Chào bác sĩ. Em năm 22 tuổi chưa lập gia đình. Em rất hay bị ngứa ở 'vùng kín' nên thường dọn dẹp vùng này cẩn thận. Tuy nhiên, một số bạn bè khuyên không nên dọn dẹp lông ở 'vùng kín' vì không tốt nên em cũng hoang mang. Bác sĩ cho em hỏi em có nên làm như vậy nữa không, liệu em làm vậy thì có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Dạ Thảo)
Trả lời:
Dạ Thảo thân mến!
Có rất nhiều chị em đã từng nghĩ đến chuyện thay đổi 'diện mạo' của 'vùng kín' vì mục đích làm đẹp hay lý do nào đó. Dọn dẹp lông 'vùng kín' có thể rất bình thường nhưng nếu làm không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da thông qua quan hệ tình dục.
Lông ở 'vùng kín' có chức năng bảo vệ bộ phận sinh dục, do đó cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận nhất. Để tỉa hoặc tẩy đi chúng ta không nên sử dụng dụng cụ dao lam, dao cạo điện… bởi vì sau khi bị tẩy sạch, lông vẫn mọc lại, thậm chí rậm hơn và nếu không cẩn thận dễ gây tổn thương, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
'Vùng kín' nếu bị tổn thương sẽ có mắc nhiều bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Một nguyên nhân nữa gây viêm nhiễm là vùng da non không còn lớp che chắn, lại kết hợp với những tác động mạnh khi 'quan hệ' càng khiến khu vực nhạy cảm dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, thường xuyên dọn dẹp vùng này còn tăng nguy cơ kích thích da và nang lông. Cộng với ánh sáng và môi trường ẩm ướt của cơ quan sinh dục, vùng bị cạo sẽ tạo điều kiện cho sự sinh sôi các ổ vi trùng độc hại dẫn đến bệnh herpes sinh dục, mụn mủ, nhọt, áp-xe, nấm, viêm bàng quang…
Vì vậy, để giữ sức khỏe cho cơ quan sinh dục, chị em nên chịu khó vệ sinh sạch sẽ. Còn vấn đề thẩm mỹ khi đi biển thì nên khắc phục bằng cách chọn quần bơi có đệm ở vùng tam giác, chứ không nhất thiết phải tẩy lông 'vùng kín'.
Ngoài ra, nếu lông 'vùng kín' dài quá gây bất tiện, bạn chỉ cần tỉa gọn nó ngắn hơn một chút, nhưng phải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương. Việc tỉa ngắn này vẫn giúp bạn có 'vùng kín' gọn gàng, lại dễ dàng vệ sinh trong ngày 'đèn đỏ'. Đặc biệt lại không bị nhiễm các chứng bệnh phụ khoa.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi duy trì thói quen này. Ngoài việc phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện, bạn nên theo dõi xem có dấu hiệu khác thường nào ở cơ thể không, nếu có, cần tham khảo tư vấn của bác sĩ và đi khám sớm.
Chúc bạn vui khỏe!
BS Hoa Hồng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!