Tết đến nấu nướng, làm cỗ có lỡ đứt tay thì hãy nhớ ngay những bước sơ cứu này

Cần biết - 03/29/2024

Những bước sơ cứu này sẽ giúp 'giải cứu' bạn ngay khi lỡ gặp tai nạn với dao, kéo lúc đang chuẩn bị mâm cỗ đầu năm cho gia đình.

Tết đến xuân về, mâm cỗ tất niên hay mâm cơm đầu năm mới là điều không thể thiếu đối với mọi gia đình. Người người, nhà nhà đều bận bịu với nấu nướng, làm cỗ, nào thái rau, thái thịt, chẻ lạt gói bánh chưng.

Công cuộc nấu nướng, chế biến đồ ăn sẽ khiến chúng ta dễ bị đứt tay bởi những con dao, hay chiếc kéo sắc lẹm. Những vết đứt tay tuy nhỏ nhưng cũng gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bạn hãy ghi nhớ ngay những bước sơ cứu sau để 'giải cứu' vết đứt tay khi nấu nướng giúp ngày Tết thêm vui trọn vẹn nhé!

Rửa sạch vết thương

Nếu vết đứt tay nhỏ và không quá sâu, rửa sạch vết thương là bước đầu tiên bạn nên làm trong quá trình sơ cứu. Bạn có thể rửa vết thương dưới vòi nước, hoặc sử dụng một miếng vải sạch nhúng xà bông rửa quanh vùng bị thương, tuy nhiên, hãy cố gắng tránh để xà bông chảy vào vết thương hở.

Sau đó, bạn nên thấm khô vết thương bằng khăn sạch, và có thể sử dụng nhíp đã nhúng cồn khử trùng để lấy những bụi bẩn hoặc mảnh vụn còn sót lại trong vết thương ra.

Tết đến nấu nướng, làm cỗ có lỡ đứt tay thì hãy nhớ ngay những bước sơ cứu này

Bịt chặt miệng vết thương

Sử dụng áp lực để bịt chặt miệng vết thương là cách để giúp bạn cầm máu. Cách cầm máu an toàn đó chính là sử dụng một miếng băng hoặc vải sạch ấn vào vết thương và giữ chặt. Áp lực không đổi trong vòng vài phút sẽ giúp quá trình đông máu được diễn ra một cách tự nhiên.

Nếu sau 10 – 15 phút mà máu vẫn chưa ngừng chảy thì rất có thể bạn đang bị rối loạn đông máu hoặc cắt phải động mạch, nếu điều này xảy ra thì bạn cần phải đến bệnh viện ngay.

Hãy quan sát vết thương của mình, nếu máu rỉ ra khỏi vết đứt tay thì có nghĩa là bạn đã cắt phải tĩnh mạch, những vết thương này có thể tự cầm máu sau 10 phút.

Còn nếu máu phụt ra thành tia thì bạn đã cắt phải động mạch và cần phải nhờ đến sự trợ giúp của y tế mới có thể cầm máu được.

Tết đến nấu nướng, làm cỗ có lỡ đứt tay thì hãy nhớ ngay những bước sơ cứu này

Quan sát độ sâu của vết thương

Các vết đứt tay có mức độ nông sâu, nặng nhẹ khác nhau, có những vết thương mà bạn có thể tự điều trị được, cũng có những vết thương bạn cần phải có sự trợ giúp y tế.

Nhìn chung, nếu vết cắt chỉ dưới bề mặt da, không chảy nhiều máu, vết cắt chưa dài đến 3cm và sâu 0,5cm, không phạm đến cơ, gân, khớp thì bạn có thể tự băng bó và điều trị tại nhà. Nếu vết cắt sâu hoặc cắt phải động mạch, bạn sẽ cần đến bác sĩ để được cầm máu và khâu vết thương.

Tết đến nấu nướng, làm cỗ có lỡ đứt tay thì hãy nhớ ngay những bước sơ cứu này

Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Khi vết thương đã sạch và không còn chảy máu nữa, đã đến lúc bắt đầu quá trình chữa lành vết cắt. Thuốc mỡ kháng sinh cơ bản là cách đơn giản và hiệu quả giúp vết thương mau lành và tránh khỏi nhiễm trùng. Hãy cẩn thận với những lời khuyên rỉ tai như kiểu rắc bột đất sét trắng hay bôi vaseline lên vết đứt tay, vì rất có thể chúng sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng.

Băng bó vết cắt

Những vết đứt tay nhỏ có thể để thông thoáng sau khi bôi thuốc, nhưng đối với vết thương lớn thì bạn sẽ cần băng bó lại để bảo vệ chúng. Sử dụng băng gạc hoặc băng cá nhân sạch, giữ vết thương sạch sẽ để giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Hãy chú ý thay băng mỗi ngày hoặc thay khi băng bị ướt, bẩn. Sau khi vết thương đã tương đối lành và hình thành lớp vảy trên mặt, bạn có thể ngừng băng, để vết thương thông thoáng. Vết thương được tiếp xúc với không khí sẽ lành nhanh hơn.

Tết đến nấu nướng, làm cỗ có lỡ đứt tay thì hãy nhớ ngay những bước sơ cứu này

Tránh tiếp xúc nhiều với nước

Trong quá trình vết thương lành, bạn hãy cố gắng tránh tiếp xúc nhiều với nước. Hãy chú ý tắm gội nhanh, thay băng sau khi tắm và nên đeo găng tay khi làm việc nhà để tránh vết thương bị ướt, dễ dẫn tới nhiễm trùng và lâu lành.

Tết đến nấu nướng, làm cỗ có lỡ đứt tay thì hãy nhớ ngay những bước sơ cứu này

Tiêm phòng uốn ván trong trường hợp cần thiết

Nếu vết thương quá sâu hoặc bạn bị đứt tay bởi một con dao cũ, han gỉ hay chưa từng bị nhiễm trùng nghiêm trọng trong 5 năm thì hãy cân nhắc đến phương án tiêm phòng uốn ván. Mũi tiêm này sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh uốn ván.

Tết đến nấu nướng, làm cỗ có lỡ đứt tay thì hãy nhớ ngay những bước sơ cứu này

Quan sát vết thương trong quá trình lành

Nếu vết đứt tay của bạn được cầm máu, sơ cứu và điều trị đúng cách thì khoảng thời gian lâu nhất để vết thương lành lại sẽ chỉ là từ 1 – 2 tuần. Hãy chú ý quan sát vết thương và đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sưng đỏ, đau, nóng hoặc chảy dịch vùng vết cắt. Đó là những dấu hiệu của vết đứt tay đã bị nhiễm trùng và lúc này bạn cần được điều trị bằng kháng sinh.

Nguồn: Prevention, Wikihow

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!