Thai nhi không chuyển động có đáng ngại

Mang thai - 11/24/2024

Có lúc bé yêu đạp tưng bừng trong bụng mẹ, nhưng có lúc nằm im thin thít khiến mẹ không biết nên an lòng hay lo lắng.

Dưới đây là tư vấn từ một số bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu thời điểm nào sự yên lặng của bé yêu là an toàn và thời điểm nào nên lo lắng.

Cử động của thai nhi có thể nhẹ nhàng như tiếng nấc nhẹ, xoay đầu, đạp nhẹ và xoay người. Bác sĩ Hemant Brahme từ Mumbai cho biết, một số bà mẹ bắt đầu cảm nhận chuyển động của thai nhi từ khi bé mới được 7 tuần rưỡi, trong khi số khác là khoảng 4-5 tháng.

Nếu bà mẹ từng có con, thai nhi sau có thể bắt đầu chuyển động từ trước 4 tháng. Mỗi bà mẹ không giống nhau, do đó không nên so sánh khi nhận thấy mình khác biệt với các bà bầu khác trong vấn đề này.

Thai nhi không chuyển động có đáng ngại

Bác sĩ Kiran Coelho từ Mumbai cho biết thêm, chuyển động thai từ tuần 18 tới tuần 28 nhanh hơn. Sau đó mẹ bầu có thể cảm nhận bé xoay, ngọ nguậy, đạp, các cử động tay, nấc…Từ tuần 28 tới tuần 36 là thời gian bé chuyển động mạnh nhất.

Khi nào bé giảm chuyển động trong bụng mẹ?

Bác sĩ Brahme giải thích nếu mẹ bầu đói, ăn chay hay uống những loại thuốc nhất định, cử động thai sẽ giảm đi. Giảm nồng độ đường trong máu mẹ bầu cũng sẽ khiến bé giảm chuyển động. Tương tự, nếu mẹ bầu mệt, bé sẽ cử động ít hơn.

Bé trong bụng mẹ cũng có chu kỳ ngủ và thức. Khi mẹ bầu sinh hoạt ban ngày là thời điểm bé ngủ bởi bé được ru bởi những cử động nhẹ nhàng của mẹ, và khi mẹ nghỉ ngơi vào ban đêm là thời điểm mẹ có thể cảm nhận chuyển động của bé.

Bác sĩ Coelho chia sẻ, nếu bạn thấy bé ít chuyển động sau tuần 36 thì không nên lo lắng bởi thời điểm này bé của bạn đã trưởng thành, tử cung trở nên hẹp và bé đã ở tư thế sẵn sàng chào đời.

Thai nhi không chuyển động có đáng ngại

Khi nào mẹ cần đi khám bác sĩ?

Bác sĩ Coelho khuyên rằng: ‘Nếu bé không chuyển động suốt 24 giờ sau tuần 28 thì mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ. Sau 36 tuần, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ kiểm tra đếm cử động đạp của thai nhi. Theo đó, mẹ phải đếm chuyển động của bé từ 9 giờ sáng và ghi lại thời gian bé đạp. Cần có ít nhất 10 chuyển động và đạp mỗi ngày’.

Bác sĩ Brahme tin rằng, nếu trong một ngày mà bạn cảm nhận ít hơn 10 tới 12 chuyển động, bạn cần đi khám. ‘Nếu bé lâu không chuyển động, bạn có thể ăn chút đồ ngọt để đảm bảo lượng đường trong máu tăng lên, cho bé thêm năng lượng để cử động’.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!