Thai nhi 22 tuần tuổi đã có một lớp lông tơ bao phủ ở xung quanh cơ thể để giúp điều hòa thân nhiệt và bảo vệ các tế bào da ở bề mặt bên ngoài. Thai nhi lúc này cũng sẽ cử động nhiều hơn biểu hiện bởi các động tác uốn mình, quẫy, đạp. Cho nên các mẹ bầu nên làm xét nghiệm máu lúc 22 tuần để đánh giá tình trạng của thai nhi.
1. Xét nghiệm máu khi mang thai 22 tuần
Bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm máu như: Xét nhiệm nhóm máu ở trong trường hợp cần truyền máu khi sinh nở, phát hiện yếu tố Rh (Rh- hay Rh+), phát hiện Rubella, hàm lượng sắt có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Từ đó bác sĩ sẽ cho bạn bổ sung các viên sắt, huyết đồ kiểm tra thiếu máu và bệnh thalassaemia..... Ngoài ra khi ở tuần thứ 36 trước khi sinh, bác sĩ cũng sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu thêm một lần nữa để có thể kiểm tra khả năng đông máu trước khi sinh của bạn.
2. Ý nghĩa của việc xét nghiệm máu đối với bà bầu mang thai 22 tuần
Làm xét nghiệm máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả mẹ bầu lẫn thai nhi, đặc biệt là xét nghiệm lúc 22 tuần.
- Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra thai nhi có bị mắc hội chứng Down hay không.
- Xác định được nhóm máu: để đề phòng các trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu cần phải kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị tốt.
- Kiểm tra hàm lượng sắt: để có thể bổ sung cho mẹ nếu như bị thiếu,do mẹ bầu cần một lượng sắt gấp đôi so với người bình thường để có thể sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào trong hồng cầu.
- Kiểm tra các kháng thể với virus Rubella: nếu như mẹ bầu nào chưa được tiêm phòng miễn dịch, trong quá trình thai kỳ virus này có thể gây ra sảy thai hoặc sinh non, thai chết lưu, cùng một số các dị tật bẩm sinh khác có liên quan đến thị giác, thính giác và tim.
- Phát hiện các bất thường của hồng cầu: các căn bệnh về rối loạn tế bào máu này có nhiều khả năng gây ra hiện tượng thiếu máu đối với mẹ bầu, cản trở sự phát triển của thai nhi.
- Chẩn đoán bệnh viêm gan B: xét nghiệm máu là một cách tốt nhất để có thể chẩn đoán bệnh, nếu như phát hiện bệnh ở trong thai kỳ, thì mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch, thai nhi cũng cần được tiêm một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau khi sinh và tiêm thêm một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau khi sinh, mũi thứ 3 vào lúc 6 tháng.
- Phát hiện Cytomegalo virus: đối với mẹ bầu, căn bệnh này thường gây sảy thai, các dị tật bẩm sinh có liên quan đến khả năng nghe, nhìn và chậm phát triển.
- Phát hiện bệnh giang mai: Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ cũng có thể nhiễm vào thai nhi, làm cho thai bị chết lưu và sinh non. Trường hợp thai nhi vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ là rất cao.
- Tìm kháng thể HIV: nếu như kết quả xét nghiệm đưa ra là dương tính, lúc này, mẹ bầu và thai nhi sẽ được điều trị để có thể duy trì sức khỏe và làm giảm nguy cơ thai nhi bị nhiễm virus HIV.
3. Xét nghiệm máu lúc 22 tuần có cần phải nhịn ăn?
Xét nghiệm máu khi mang thai đã được 22 tuần có cần phải nhịn ăn là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bầu. Vì vậy, khi xét nghiệm máu, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Thời điểm lấy máu để làm xét nghiệm tốt nhất thường là vào buổi sáng, các mẹ lưu ý cần phải nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa, rượu, chè hay cà phê, trong vòng 12 tiếng trước lúc làm xét nghiệm máu.Do các chỉ số sinh hóa máu của những xét nghiệm làm thường không đúng thời điểm, sau khi ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ đưa lại một kết quả không chính xác.
- Cần phải chú ý tránh sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, cà phê,... vài giờ trước lúc lấy máu để có một kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Tuy nhiên, không phải làm các xét nghiệm máu nào cũng cần phải nhịn ăn, một số bệnh cần phải kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói trước khi xét nghiệm như các bệnh về tim mạch cholesterol, HDL,triglycerid, LDL,..., các bệnh liên quan đến đường và mỡ như tiểu đường, các bệnh về gan và mật. Còn lại các xét nghiệm bệnh khác như HIV, cường giáp, suy thận, Alzheimer còn gọi là mất trí nhớ ở người già,...thì không cần phải để bụng đói.
Bài viết trên giúp cho các mẹ giải đáp thắc mắc xét nghiệm máu và ý nghãi của việc xét nghiệm máu lúc 22 tuần. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà bầu các thông tin, và kiến thức hữu ích về việc xét nghiệm máu để có thể giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, từ đó có các giải pháp điều chỉnh kịp thời và hiệu quả.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Bà bầu cẩn thận: Uống nghệ dễ ngộ độc thai nghén
Những món ngon từ rong biển dành cho bà bầu
Phụ nữ mới mang thai không nên bỏ qua các xét nghiệm này
Mang thai 3 tháng đầu và những loại xét nghiệm các mẹ cần thực hiện
Tại sao cần xét nghiệm trước khi mang thai
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm:
- Xét nghiệm chọc ối khi mang thai
- Xét nghiệm máu đọc được toàn bộ hệ gene của thai nhi?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!