Thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo gồm những bước nào?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/18/2024

Chạy thận nhân tạo có an toàn hay không? Quá trình thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo gồm những bước nào và được thực hiện ra sao?

Thẩm tách máu là một phần của quá trình chạy thận nhân tạo, cần được bác sĩ thực hiện cẩn thận. 

Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể có chức năng lọc máu, đưa các chất thải đến bàng quang để thải ra ngoài. Việc thận làm việc không hiệu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Chạy thận nhân tạo không còn xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về quá trình thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Thẩm tách máu sẽ được thực hiện như thế nào?

Trong quá trình điều trị, bạn có thể ngồi hoặc nằm trên ghế trong khi máu chảy qua bộ lọc máu – một bộ lọc hoạt động như một quả thận nhân tạo để làm sạch máu. Nếu bạn thẩm tách máu vào ban đêm, bạn có thể ngủ trong khi lọc máu.

Bước chuẩn bị

Bác sĩ sẽ kiểm tra trọng lượng, huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể bạn trước khi thẩm tách máu. Vị trí tiếp cận sẽ được làm sạch, nơi mà máu chảy ra và vào lại cơ thể bạn trong quá trình điều trị.

Trong quá trình thẩm tách máu, hai kim được chèn vào cánh tay thông qua các tĩnh mạch và dán tại chỗ để giữ an toàn. Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo kết nối với màng thẩm tách. Thông qua ống thứ nhất, máy lọc máu cho phép chất thải và chất lỏng được loại bỏ khỏi máu vào một chất tẩy rửa gọi là dialysate. Máu được lọc sẽ trở lại cơ thể bạn qua ống thứ hai.

Nếu cảm thấy không thoải mái trong khi lọc máu, bạn nên hỏi bác sĩ về việc giảm thiểu các phản ứng phụ bằng các biện pháp như điều chỉnh tốc độ thẩm tách máu, điều chỉnh thuốc hoặc chất lỏng thẩm tách máu.

Bước theo dõi và giám sát

Vì huyết áp và nhịp tim có thể dao động khi chất lỏng dư thừa được lấy ra khỏi cơ thể, nên huyết áp và nhịp tim cần được kiểm tra nhiều lần trong suốt quá trình điều trị.

Bước hoàn thiện

Khi thẩm tách máu được hoàn thành, kim sẽ được lấy ra khỏi tĩnh mạch và bác sĩ sẽ dùng phương pháp chuyên môn để ngăn ngừa chảy máu. Sau đó, bạn có thể về nhà và sinh hoạt bình thường.

Lợi ích của việc chạy thân nhân tạo

Có thể mỗi người sẽ lựa chọn cách chạy thận khác nhau, nhưng kết quả của điều trị đều sẽ là:

  • Chất lượng cuộc sống tốt hơn;
  • Đời sống sẽ hạnh phúc hơn;
  • Giảm các triệu chứng đau nhức, giảm chuột rút, nhức đầu và hụt hơi;
  • Tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon, tăng năng lượng và khả năng tập trung.

Bác sĩ sẽ theo dõi việc điều trị nhằm đảm bảo bạn nhận đủ lượng thẩm tách máu để loại bỏ đủ chất thải ra khỏi máu. Trọng lượng và huyết áp được theo dõi rất chặt chẽ trước, trong và sau khi điều trị. Cứ một lần mỗi tháng, bạn sẽ nhận được các xét nghiệm này:

  • Các xét nghiệm máu để đo tỷ lệ giảm urê trong máu (URR) và độ thanh lọc urê tổng (Kt/V) để xem liệu việc chạy thận sẽ hoàn toàn loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bạn được hay không;
  • Đánh giá chất lượng máu;
  • Các phép đo dòng chảy của máu qua tĩnh mạch trong quá trình thẩm tách máu;
  • Bác sĩ có thể điều chỉnh cường độ và tần suất thẩm tách máu dựa trên kết quả xét nghiệm.

Bạn nên làm gì để tăng hiệu quả điều trị?

Bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất khi điều trị thẩm tách máu bằng cách kết hợp:

Ăn các thực phẩm phù hợp

Ăn đúng cách để có thể cải thiện kết quả chạy thận và sức khỏe tổng thể của bạn. Trong quá trình thẩm tách máu, bạn cần theo dõi cẩn thận lượng chất lỏng dư thừa, protein, natri, kali và phốt pho. Bạn nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lập một bữa ăn phù hợp dựa trên trọng lượng, sở thích cá nhân, chức năng thận và các bệnh trạng khác, ví dụ như tiểu đường hoặc tăng huyết áp.

Dùng thuốc theo toa

Bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống để đạt được hiệu quả nhất.

Hy vọng những thông tin mà Hello Bacsi cung cấp cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về việc chạy thận cũng như quá trình thẩm tách máu.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những điều cần lưu ý khi chạy thận nhân tạo (Phần 2)
  • Những điều cần lưu ý khi chạy thận nhân tạo (Phần 1)
  • Kỹ thuật thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!