Thận trọng khi sử dụng thuốc viên sủi

Kỹ năng sống - 05/06/2024

Nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách, viên sủi có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Thuốc viên sủi là gì?

Một loại thuốc đang được người bệnh sử dụng khá nhiều hiện nay viên thuốc sủi bọt hay còn có tên gọi khác là viên sủi bởi vì khi khi thả vào nước, viên thuốc sẽ hòa tan bị hòa tan trong nước tạo thành một dung dịch rất dễ uống, cung cấp vitamin hay các chức năng chữa bệnh tùy vào công dụng của từng loại.

Những ưu điểm của thuốc viên sủi

Do được chuyển hóa thành dạng lỏng nên thuốc viên sủi dễ uống hơn nhiều so với các loại thuốc dạng viên hay dạng nước khác. 

Những người bị bệnh khó nuốt, trẻ em (đặc biệt là những bé sợ và lười uống thuốc), người cao tuổi rất thích hợp để uống thuốc viên sủi. Trong thuốc sủi, ngoài các thành phần chính có tác dụng chữa bệnh còn có một số chất không có tác dụng điều trị bệnh, có tên y khoa là tá dược như là chất tạo mùi hương (hương chanh, cam, bạc hà…) giúp người uống cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn, không có cảm giác như đang uống cả cốc nước thuốc, nhất là với các em bé.

Thận trọng khi sử dụng thuốc viên sủi

Thuốc viên sủi dễ uống hơn nhiều so với các loại thuốc dạng viên hay dạng nước khác (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ra, trong viên sủi còn có chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có axít như vitamin C hòa trong nước sẽ sinh ra phản ứng hóa học trở thành muối ăn và bọt khí CO2. Các hoạt chất này cùng với tá dược sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu thuốc của cơ thể. 

Vì thuốc theo nước vào dạ dày nên quá trình hấp thu thuốc viên sủi chắc chắn sẽ nhanh hơn nhiều so với thuốc dạng viên nên người bệnh sẽ bình phục nhanh hơn. 

Một nghiên cứu tiến hành trên thuốc viên sủi cinemidin trị bệnh đau dạ dày cho thấy khi uống vào dạ dày có tác dụng trung hòa axít dịch vị gấp 10 lần so với thuốc cinemidin thông thường. Niêm mạc dạ dày không còn bị kích ứng mạnh mẽ như dược phẩm aspirin do đã được pha loãng trong nước. 

Nhược điểm và nguy cơ

- Do thuốc được hòa tan trong nước, rất dễ uống nên nhiều người lạm dụng, uống thuốc như nước lọc thông thường vừa để giải tỏa cơn khát, vừa có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, dù là thuốc bổ như vitamin C nhưng nếu uống quá nhiều cũng có thể gây ra viêm loét dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận do lượng axít tương đối lớn.

- Đối với những người cao huyết áp và đang dùng thuốc cao huyết áp, thuốc viên sủi có thể gây hại với sức khỏe của họ. Khi hòa vào nước sẽ sinh ra muối, làm tăng huyết áp cho những người mắc bệnh này. Không chỉ những người cao huyết áp, người bị suy thận cũng không nên uống thuốc sủi.

- Điều kiện bảo quản của thuốc viên sủi cần tránh ẩm. Tuy nhiên khí hậu nước ta lại có độ ẩm cao, nếu bảo quản không tốt, viên sủi sẽ hút ẩm và xảy ra các phản ứng hóa học làm cho chất lượng thuốc thay đổi. 

Những lưu ý khi sử dụng 

Thận trọng khi sử dụng thuốc viên sủi

Người bị tăng huyết áp cũng không nên uống thuốc sủi do trong dung dịch sủi có muối (Ảnh minh họa: Internet)

Với những tác dụng phụ không mong muốn nêu trên, để dùng thuốc an toàn, người dùng cần chú ý:

Thuốc phải được giữ nguyên vẹn, bảo quản trong điều kiện an toàn, tránh bị hút ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Không sử dụng nếu thấy thuốc có dấu hiệu hút ẩm hoặc vỏ bao thuốc đã rách từ trước. 

Uống thuốc đúng theo hướng dẫn và chỉ dẫn của bác sĩ. Không tùy tiện sử dụng thuốc theo ý thích.

Pha thuốc với lượng nước vừa đủ theo quy định trong hướng dẫn sử dụng. Không pha quá nhiều nước làm loãng thuốc, không pha quá ít nước vì sẽ gây hại cho dạ dày. 

Không nên dùng thuốc sau khi uống các loại nước có ga vì có thể xảy ra các phản ứng hóa học có hại đối với sức khỏe.

Với viên sủi hạ sốt, tránh dùng chung với các thuốc khác có thành phần paracetamol vì sẽ gây quá liều điều trị. 

Để thuốc xa tầm tay trẻ em bởi vì với trẻ, chúng chỉ biết C sủi và coi tất cả các thuốc viên sủi là C nên có thể tự pha uống. 

Những ai không nên sử dụng thuốc sủi? 

Những người có tiền sử dạ dày, hen suyễn, suy thận… không nên sử dụng thuốc sủi aspirin UPSA vì aspirin có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị tăng huyết áp cũng không nên uống thuốc sủi do trong dung dịch sủi có muối.

Trẻ em dưới 2 tuổi, các cơ quan chưa phát triển toàn diện nên không thể mạo hiểm cho trẻ uống thuốc sủi.

Người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay bị bệnh sỏi thận không nên uống viên sủi bổ sung vitamin C và canxi do chúng có chứa cả muối khoáng canxi 500mg nên lượng muối và canxi tăng cao.

>>> Xem thêm: 

Infographic: Mối liên hệ giữa béo phì và ung thư

5 quan niệm cực sai lầm về giấc ngủ trưa

Siêu công dụng của phụ gia thực phẩm

Trịnh Dung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!