Tháo bỏ silicon nâng mũi có để lại sẹo không?

Kiến Thức Y Học - 05/11/2024

Tháo bỏ silicon nâng mũi là 1 tiểu phẫu không mất quá nhiều thời gian nhưng lại cần một bác sĩ có kinh nghiệm, độ thẩm mỹ cao để sau khi tháo sống mũi nhân tạo, mũi của bạn sẽ không bị nhăn nheo hoặc thiếu thẩm mỹ. Vậy tháo bỏ silicon nâng mũi có để lại sẹo không? Muốn biết được điều này bạn hãy theo dõi bài viết sau.

Tháo bỏ silicon nâng mũi là 1 tiểu phẫu không mất quá nhiều thời gian nhưng lại cần một bác sĩ có kinh nghiệm, độ thẩm mỹ cao để sau khi tháo sống mũi nhân tạo, mũi của bạn sẽ không bị nhăn nheo hoặc thiếu thẩm mỹ. Vậy tháo bỏ silicon nâng mũi có để lại sẹo không? Muốn biết được điều này bạn hãy theo dõi bài viết sau.

1. Các trường hợp nên tháo bỏ silicon nâng mũi sau khi nâng

- Dáng mũi không hợp so với khuôn mặt.

- Dáng mũi không đẹp như bạn mong đợi.

- Phẫu thuật mũi hỏng, có biến chứng, mũi bị lệch, mũi quá cao.

- Muốn sửa lại dáng mũi.

- Đầu mũi bị tụt thấp và nhọn dáng mũi.

Thông thường những người bị mắc phải các trường hợp trên đều sẽ mong muốn đi sửa lại sống mũi, thậm chí là tháo sống mũi cũ và tháo mũi sau khi nâng.

Tháo bỏ silicon nâng mũi có để lại sẹo không?

2. Tháo bỏ silicon nâng mũi sau khi nâng có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Việc tháo bỏ silicon nâng mũi không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, nó sẽ diễn ra ở trong một khoảng thời gian khá ngắn là khoảng 30 phút. Tuy nhiên do từng chất liệu độn khác nhau nên quy trình tháo silicon nâng mũi cũng diễn ra khác nhau. Các trường hợp sụn nhân tạo băng Silicon thì chỉ cần rạch một đường nhỏ tại sâu ở trong hốc mũi để lấy miếng độn ra là xong. Sau đó các bác sĩ sẽ khâu lại, trả lại cho bạn hiện trạng mũi như ban đầu và dáng mũi này sẽ thấp hơn trước khi tháo sụn ra.

3. Dáng mũi sau khi tháo Silicon nâng mũi có bị biến dạng?

Với các trường hợp chỉ nâng mũi, không thu hẹp đầu mũi, không chỉnh sửa, không cắt bỏ cánh mũi thì mũi sau khi nâng có thể trở về với hiện trạng ban đầu trước khi nâng. Tuy nhiên với những trường hợp trước khi phẫu thuật nâng mũi lần đầu, do mũi gồ, mũi quá to, mũi khoằm hoặc mũi hếch thì bác sĩ đã dùng tiểu phẫu để chỉnh sửa và mài phần mũi gồ cũ của bạn đi, vì vậy với những bạn đã bị tác động sâu vào cấu trúc của dáng mũi thì sẽ không thể lấy lại dáng mũi như bạn đầu sau khi tháo độn silicon nâng mũi, lúc này mũi sẽ trở lên thấp đi trông thấy.

4. Tháo silicon nâng mũi sau khi nâng có để lại sẹo?

Đa phần tháo silicon nâng mũi sau khi nâng sẽ không để lại sẹo. Tuy nhiên để có một kết quả tốt nhất bạn nên lựa chọn bác sĩ đã có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm, đặc biệt là có một con mắt thẩm mỹ tốt. Trên 70% trường hợp tháo silicon nâng mũi sau khi nâng, da ở vùng đầu mũi đều có khả năng sẽ bị trùng và nhăn, nếu như trong quá trình tháo sống mũi mà không thực hiện kèm với việc cắt da thừa thì dẫn đến vùng mũi của bạn sẽ bị nhăn. Cho nên, hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi làm phẫu thuật tháo bỏ silicon nâng mũi nhân tạo. Tuy nhiên việc tháo bỏ Silicon nâng mũi rất nhanh và gọn hơn. Quá trình phẫu thuật tháo sống mũi cũng không mất quá nhiều thời gian. Nếu như mũi không hợp với gương mặt hoặc không đẹp như bạn mong đợi cũng làm cho nhiều bạn nữ đứng ngồi không yên và muốn đi tháo sống mũi ngay lập tức. Thời gian đẻ dáng mũi đủ để hoàn thiện, hoàn chỉnh và hợp tác tốt với cơ thể thường là khoảng 3 đến 6 tháng, vì vậy nếu dưới 6 tháng, mũi của bạn chưa đi vào ổn định, còn hơi cao quá hay bị thô thì có thể mũi của bạn chưa thật sự hòa hợp với cơ thể, lúc này cần phải cho nó có thời gian thích nghi với điều kiện mới và dành thời gian để cho các mô có thể nghỉ ngơi. Nếu quá sáu tháng, dáng mũi vẫn không hề có nhiều chuyển biến tích cực thì lúc này bạn hãy nên đi làm phẫu thuật tháo sống mũi.

Tháo bỏ silicon nâng mũi có để lại sẹo không?

5. Phương pháp bỏ silicon nâng mũi an toàn

Phẫu thuật loại bỏ silicon nâng mũi thường được thực hiện sau khi nâng mũi ít nhất là 6 tháng. Bên cạnh đó phải đảm bảo vết mổ đã được hồi phục hoàn toàn và không bị viêm nhiễm. Phẫu thuật này thường tương đối nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn so với phẫu thuật nâng mũi. Tùy vào loại chất độn sẽ có các phương pháp xử lý khác nhau:

- Đối với các chất liệu độn nhân tạo, bác sĩ sẽ gây tê nhẹ sau đó thực hiện đường mổ ở phía dưới của chóp mũi, từ đó tháo miếng silicon nâng mũi ra và khâu kín lại.

- Đối với những trường hợp nâng mũi bằng sụn tự thân, yêu cầu có thao tác phức tạp hơn. Do sụn tự thân như sụn vách ngăn, sụn vành tai hoặc sụn sườn, khi đã ghép vào mũi sẽ kết bám chặt vào các mô ở mũi vì vậy cần phải thao tác thật tỉ mỉ. Đặc biệt, ở một vài trường hợp cần phải thực hiện kỹ thuật lật da mũi để loại bỏ các sụn tự thân ra ngoài.

6. Quy trình phẫu thuật tháo bỏ silicon nâng mũi

Cũng giống như quy trình phẫu thuật nâng mũi, phẫu thuật loại bỏ các chất liệu độn mũi, đặc biệt là tháo bỏ silicon nâng mũi bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Bác sĩ sẽ khám trực tiếp để có thể xác định tình trạng mũi của bạn xem có bất kỳ biến chứng nào không và nguyên nhân cần bỏ phải chất liệu độn. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp thực hiện và quy trình phẫu thuật bỏ độn mũi phù hợp nhất cho bạn.

- Bước 2: Kiểm tra sức khỏe có đảm bảo đủ khả năng để trải qua phẫu thuật.

- Bước 3: Sát khuẩn và gây tê cục bộ ở khu vực mũi cần phẫu thuật. Đo vẽ điểm tiếp xúc và đánh dấu chi tiết đường mổ.

- Bước 4:Tiến hành tháo bỏ các chất liệu độn ra khỏi mũi theo kỹ thuật đã được xác định trước đó.

- Bước 5: Dùng chỉ thẩm mỹ để đóng kín vết mổ. Sau khi loại bỏ các chất liệu độn mũi, phần da mũi của bạn sẽ có hiện tượng chùng và hơi nhăn nheo. Bạn phải cần đợi khoảng 3 tháng sau để cho da tự đàn hồi và ổn định tự nhiên.

Tháo bỏ silicon không để lại sẹo, tuy nhiên bạn càn phải chú ý có nên tháo hay không và sau khi tháo phải đặc biệt chú ý mũi tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Xem thêm:

  • Nâng mũi như thế nào không để lại biến chứng?
  • Muốn đổi vận may nâng mũi S-line ngay

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!