Những thay đổi cơ thể sau sinh này là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Các mẹ cùng tìm hiểu để không quá lo lắng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé nhé!
Những thay đổi sau sinh
Sản dịch
Dù sinh thường hay sinh mổ, bạn vẫn sẽ có một lưu lượng máu từ âm đạo của bạn gọi là sản dịch. Các sản dịch lúc đầu có màu đỏ, sau có màu nâu cuối cùng là màu vàng trắng. Trong khoảng 10 ngày, lưu lượng sản dịch từ âm đạo còn nhiều, và ít dần trong khoảng 6 tuần tiếp theo rồi hết dần.
Những cơn co thắt
Tử cung (dạ con) sẽ dần thu hẹp về kích thước và vị trí bình thường do đó sẽ xảy ra những cơn co thắt làm bạn cảm thấy đau và khó chịu. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì những cơn co thắt thường xảy ra ở mức độ nhẹ, và xảy ra trong khi bạn đang cho con bú do hoóc-môn oxytocin kích thích tử cung của bạn dẫn đến các cơn co thắt trong khi bạn đang cho con bú.
Những cơn co thắt nếu trở nên thường xuyên và nặng hơn có thể làm bạn mất máu.
Cơ sàn chậu
Âm đạo sẽ dần co lại như cũ. Và cơ sàn chậu của bạn cũng trở lại vị trí bình thường. Bạn có thể giúp tăng tốc độ quá trình này bằng cách thực hiện các bài tập sàn chậu thường xuyên càng sớm càng tốt sau khi sinh em bé.
Âm đạo, môi âm hộ và đáy chậu thường sẽ lành nhanh chóng. Những trường hợp có vết thương từ cắt tầng sinh môn hoặc rách nghiêm trọng hơn sẽ cần thêm thời gian để chữa bệnh, đặc biệt là nghỉ ngơi tại giường trong hai tuần đầu tiên và cần sự chăm sóc cẩn thận hơn để trợ giúp trong quá trình điều trị. Những mũi khâu trong quá trình điều trị có thể gây đau đớn cho bạn vài ngày, thậm chí vài tuần.
Các bài tập về cơ sàn chậu có thể giúp giảm sưng và tăng tốc độ chữa lành xung quanh đáy chậu của bạn. Nếu quá đau đớn, bạn có thể dùng paracetamol (theo chỉ định của bác sĩ) hoặc dùng các gói gel lạnh để giúp giảm đau và sưng.
Ngực
Sau khi sinh, ngực bạn sẽ tiết ra một ít sữa non. Đây là những giọt sữa đầu tiên chứa các kháng thể giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi bị nhiễm trùng. Sau một vài ngày ngực của bạn bắt đầu cho ra sữa, bạn sẽ cảm thấy ngực bị nóng và hơi sưng.
Tóc
Nhiều bà bầu còn có thể bị rụng tóc. Đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường và hơn 90% các mẹ sau sinh gặp phải hiện tượng này. Thông thường tóc sẽ mọc lại sau từ 4-9 tháng.
Sau sinh, mức độ của hoóc-môn progesterone trong cơ thể giảm, tuy nhiên vẫn có thể ảnh hưởng đến các khớp xương của bạn cho đến sáu tháng sau khi sinh, vì vậy hãy tập thể dục nhẹ nhàng trong vài tháng đầu tiên. Không nên vội vàng vì lấy lại vóc dáng mà tập những bài tập nặng, cường độ cao.
2. Mất bao lâu để giảm cân sau khi sinh?
Đây là vấn đề mà rất nhiều mẹ quan tâm. Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, cơ thể bạn có thể dễ dàng xuống cân. Bạn sẽ thấy nhanh chóng “lại người” hơn nếu lượng lưu thông máu trở lại mức bình thường, và khi tử cung dần co hẹp lại.
Tuy nhiên, giảm cân sẽ có xu hướng dần chậm lại. Lượng mỡ dư thừa sẽ còn tồn tại một thời gian dài, bởi thời gian đầu sau sinh, bạn vẫn cần nạp đầy đủ dinh dưỡng để có đủ sức khoẻ cho con bú.
Bạn đã mất 9 tháng mang thai, cơ thể cũng cần lượng thời gian tương đương để lấy lại vóc dáng. Việc giảm cân sau khi sinh không thể nóng vội bởi có thể ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ và bé.
Hãy bắt đầu nhẹ nhàng bằng các bài tập dành cho khung xương chậu và cơ bụng ngay khi sức khoẻ cho phép. Những bài tập này giúp vùng bụng sớm phục hồi và ngăn ngừa bệnh đau lưng.
Chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng. Những bài tập đơn giản như đi bộ hoặc một lớp tập thể dục dành cho những bà mẹ sau sinh là một gợi ý hay cho bạn. Chỉ cần chút quyết tâm, cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng trở về vóc dáng như xưa.
3. Lưu ý chăm sóc cơ thể sau sinh
Đây là thời gian cần thiết để phục hồi sức khoẻ. Bạn sẽ bận bịu trong việc cho bé bú và chăm sóc bé vì thế hãy tranh thủ thủ nghỉ ngơi khi có thể.
Sau sinh 6 tuần, bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì, chẳng hạn như đau nhức từ vết khâu, hãy hỏi ngay bác sĩ của bạn để được giúp đỡ.
Các bác sĩ khuyên bạn nên cho con bú ít nhất là 6 tháng. Khi ngừng cho bú, các hoóc-môn sản xuất sữa, prolactin sẽ giảm do đó ngực của bạn sẽ phục hồi gần như trước khi mang thai cả về hình dạng và kích thước.
Nhiều mẹ lo lắng sợ ngực bị xấu do cho con bú, tuy nhiên những thay đổi về vòng 1 là do từ bên trong cơ thể khi bạn mang thai, không liên quan tới việc cho bé bú.
Sản phụ nên tắm rửa, vệ sinh hàng ngày. Nếu bạn sinh mổ hoặc bị vết cắt tầng sinh môn, nên hỏi nhân viên y tế cách vệ sinh phù hợp. Lưu ý lau rửa bầu vú và núm vú trước mỗi lần tắm, ko nên xoa xà phòng lên núm vú vì có thể gây khô da đầu núm vú.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!