Thấy gì từ các ca nhiễm sán lợn ở Bình Phước?

Cần biết - 11/24/2024

Thuốc tẩy giun chỉ tiêu diệt được những loại giun có trong ruột, có thể gồm giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim.

Trên thực tế, với thói quen, tập quán ăn uống như ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ... khiến bệnh do ký sinh trùng khá phổ biến và đáng báo động.

Hiểm họa khôn lường

Thói quen ăn rau, hải sản và thịt tái, sống đã tạo điều kiện cho giun sán và các loại ký sinh trùng nguy hiểm đi vào cơ thể. Bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).

Thấy gì từ các ca nhiễm sán lợn ở Bình Phước?

Không ăn tiết canh, thức ăn tái sống, chưa nấu chín để phòng ngừa bệnh.

Ngày nay, rất nhiều người ưa chuộng món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng bệnh sán dây bò cũng bắt nguồn từ những món ăn này. Loài sán này rất nguy hiểm, có thể sống trong cơ thể người 50 - 60 năm ở trong ruột, trong cơ, não, mắt...

Ngoài ra cũng phải kể đến sán lá gan lớn, ký sinh chủ yếu ở động vặt ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu... và gây bệnh ở người. Ấu trùng sán lá gan lớn có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể cư trú ở khớp, não, đại tràng, dưới da... làm cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp, khó chẩn đoán. Con người dễ nhiễm sán dây lợn khi ăn phải thịt lợn, gan lợn không được nấu chín, tiết canh.

Trong số các loại giun sán thì sán dây lợn là nguy hiểm nhất, khi xâm nhập cơ thể con người vị trí hay gặp nhất là mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.

Rau sống được nhiều người ưa thích và là gia vị không thể thiếu. Tuy nhiên, ấu trùng của sán lá gan lớn được tìm thấy trên một số loại rau thủy sinh ở Việt Nam như: ngổ, cải xoong...

Tuy nhiên, không chỉ các loại rau sống dưới nước mà cả những rau trồng trên cạn cũng nhiễm ký sinh trùng giun sán do được tưới bằng nước thải sinh hoạt. Vì thế, để phòng bệnh giun sán, nếu chỉ kiêng ăn sống các loại rau thủy sinh thì chưa đủ, mà các loại rau trồng trên cạn cũng cần được nấu chín.

Một nguyên nhân nữa của các bệnh giun sán là vật nuôi trong gia đình, chúng là nguồn gốc chính của sự lây lan các loại ký sinh trùng. Ký sinh trùng xâm nhập cơ thể qua da, miệng và niêm mạc... miễn là trong môi trường có lợi, chúng sẽ cùng lúc truyền bệnh.

Thấy gì từ các ca nhiễm sán lợn ở Bình Phước?

Thói quen ăn đồ tái sống dễ nhiễm ký sinh trùng.

Bệnh dễ chẩn đoán nhầm

Bệnh giun sán có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.

Khi xâm nhập cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng... Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Ngoài ra, ấu trùng trong lươn còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.

Loại sán ăn não nguy hiểm nhất hiện nay, tiêu biểu là sán chó (dễ có trong rau sống, thịt sống, tái, gỏi cá), ấu trùng sán gạo heo (thịt lợn không nấu kỹ, tiết canh), giun lươn (có trong rau sống, động vật thủy sinh như ốc, sò hấp, có thể gây tử vong).

Tuy nhiên, các loài ký sinh trùng đều chiếm thức ăn và gây suy yếu cơ thể, đồng thời làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, không chỉ người dân không biết đến bệnh mà cả các bác sĩ lâm sàng cũng dễ bỏ sót. Bởi ở giai đoạn đầu của bệnh không rõ ràng. Ví như với bệnh ấu trùng sán lợn khi ký sinh ở não, dấu hiệu thường gặp là biểu hiện nhức đầu và nổi các kén sán dưới da, có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ...

Trên thực tế, nhiều trường hợp khổ vì các bệnh lý thần kinh, đau đầu, viêm não, u não... chữa trị nhiều năm không khỏi, sau đó mới phát hiện do nhiễm giun sán. Nhiều loại ký sinh trùng có thể chui vào não, bơi trong nước não, tủy gây viêm màng não, có thể gây hôn mê nặng và tử vong.

Cần chủ động phòng ngừa

Chúng ta thường được khuyến cáo tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Song thuốc này chỉ tiêu diệt được những loại giun có trong ruột, có thể gồm giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim. Thực chất có rất nhiều ấu trùng giun sán tập trung trong máu, nên thuốc tẩy giun khó có tác dụng với chúng. Vì vậy, việc phòng ngừa giun sán và tránh tái nhiễm là rất quan trọng.

Trước hết phòng bệnh bằng cách sử dụng thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, xử lý các chất thải sạch sẽ (không phóng uế bừa bãi), rửa tay thường xuyên trước khi ăn, thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn mền, thường xuyên làm vệ sinh đồ chơi trẻ em.

Lưu ý: Không ăn các thức ăn chưa nấu chín như phở bò tái, hải sản sống hoặc tái... Những người hay bị ngứa da, chữa da liễu không khỏi nên xét nghiệm giun sán.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!