Cho con tập làm bếp và những lợi ích 'to đùng' đối với sự phát triển của trẻ
Nhật Bản vốn là một đất nước có nền giáo dục phát triển, ngay từ nhỏ, các mẹ Nhật đã không ngần ngại cho các con tiếp xúc với công việc làm bếp để giúp con phát triển toàn diện hơn. Bởi vậy, đối với mẹ Việt, thay vì lo lắng con bị đứt tay, bị bỏng, làm vỡ bát đĩa, tại sao chúng ta không cho trẻ tiếp xúc và tập làm bếp một cách an toàn? Đây là công việc mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mà cha mẹ có thể chưa biết như: giúp bé ăn uống tốt hơn, bé có trải nghiệm thực tế với các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, tăng mối liên kết giữa cha mẹ và con cái.
Đối với trẻ thì nấu ăn không chỉ là một trò vui mà còn là phương pháp giúp cha mẹ giáo dục con cái (Ảnh minh họa)
Với người lớn thì nấu ăn là một nghệ thuật nhưng đối với trẻ thì nấu ăn còn là 1 phương pháp giáo dục. Trẻ sẽ học cách nhận biết các thành phần, khám phá nguồn gốc của các loại rau củ quả, thực phẩm và cách sử dụng các dụng cụ nhà bếp một cách an toàn và hiệu qủa. Thậm chí trẻ còn học được các kỹ năng tính toán như đong, đếm, tính tỉ lệ thành phần nguyên liệu cho các món, gia giảm công thức nấu ăn. Ngoài ra, trẻ cũng rèn luyện được sự kiên nhẫn trong quá trình chế biến các món ăn. Sự sáng tạo thông qua việc nấu ăn, làm bếp cũng là 1 điểm tích cực của hoạt động này đối với trẻ.
Những gợi ý công việc làm bếp cho từng độ tuổi của trẻ
Trẻ có thể bắt đầu tập làm quen với công việc trong bếp từ 2 tuổi, tất nhiên cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn bé, giúp bé có những khái niệm cơ bản về sự an toàn trong quá trình nấu ăn. Làm bếp là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, cha mẹ hãy cho trẻ cơ hội được bày tỏ mong muốn trong quá trình làm bằng cách hỏi con hôm nay con muốn ăn rau gì trong món salad, con thích ăn mì trộn hay mì xào…
Sau đây là gợi ý mô tả các công việc làm bếp tương ứng với từng độ tuổi cha mẹ có thể tham khảo và cùng bé thực hiện:
Trong quá trình làm bếp, các động tác nhào, nặn, cắt gọt, trộn thức ăn sẽ khiến trẻ thích thú. Mẹ cần nhắc trẻ về khâu vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi làm bếp. Sau khi nấu ăn, mẹ hãy để bé dọn dẹp và lau sạch bàn, ghế, dụng cụ, với các bé lớn hơn có thể giúp mẹ dọn rửa, lau khô bát đĩa, sắp xếp dụng cụ nhà bếp.
Các nguyên tắc cho trẻ dùng dao an toàn và hiệu quả khi làm bếp
Thay vì lo lắng con sẽ bị đứt tay khi dùng dao, mẹ hãy dạy con những nguyên tắc dùng dao an toàn và hiệu quả trong nhà bếp (Ảnh minh họa)
Dao là dụng cụ nhà bếp quen thuộc, giúp cho công việc thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý 1 số nguyên tắc để vừa đảm bảo an toàn vừa kích thích bé yêu thích công việc nấu ăn như sau:
-Trước tiên, mẹ hãy dạy bé cách dùng dao nhựa trên thực phẩm mềm như chuối và bơ trước. Luôn sử dụng hai tay khi thực hành, một tay để cầm dao, tay còn lại giữ thức ăn.
-Mẹ hướng dẫn bé các nguyên tắc dùng dao an toàn. Đặt lưỡi dao trên mặt thớt, tay phải cầm cán dao để thao tác. Sau khi dùng xong, mẹ hãy nhớ nhắc bé dậy nắp lưỡi dao để tránh bị đứt tay. Tay bé không được để lên thớt khi phần lưỡi dao đang mở hở. Điều cuối cùng đó là chỉ người lớn mới được phép lấy dao ra khỏi vị trí ban đầu và phải được sự đồng ý của người lớn, con mới được dùng dao.
-Khi trẻ đã thành thục các kĩ năng và nắm rõ nguyên tắc dùng dao, mẹ có thể cho bé dùng dao sắc để cắt, gọt rau củ. Dùng dao cùn có thể khiến thao tác của con không chuẩn, trượt ra khỏi thực phẩm và làm đứt tay.
-Trong khi làm bếp, đặc biệt với các dụng cụ như dao, kéo thì con không nên vội vàng. Bé cần làm 1 cách cẩn thận và tuân theo các nguyên tắc đã đề ra. Tuy nhiên, để buổi làm bếp luôn thú vị và thu hút bé, mang lại cảm giác hứng khởi và kích thích bé nhiều hơn, mẹ có thể kết hợp các trò chơi đố vui hoặc thi xem ai nấu ngon và nhanh hơn khi làm bếp.
Nguồn: Parent
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!