Thèm ăn ngọt khi mang thai: sinh trai hay sinh gái?

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Thông thường khi mang thai, do hormone trong cơ thể đột ngột thay đổi nên mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều chứng thèm ăn các món trái ngược với sở thích bình thường, đa số trong đó sẽ luôn có cảm giác thèm chua. Tuy nhiên một số mẹ bầu lại có cảm giác thèm ngọt khác với bình thường, điều này có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Thông thường khi mang thai, do hormone trong cơ thể đột ngột thay đổi nên mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều chứng thèm ăn các món trái ngược với sở thích bình thường, đa số trong đó sẽ luôn có cảm giác thèm chua. Tuy nhiên một số mẹ bầu lại có cảm giác thèm ngọt khác với bình thường, điều này có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Thèm ăn ngọt quá nhiều: chỉ hại không lợi

Đồ ăn ngọt cung cấp năng lượng nhiều hơn và khiến mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần thoải mái hơn trong quá trình mang thai. Tuy nhiên việc ăn ngọt thường xuyên và quá nhiều đối với mẹ bầu sẽ dẫn đến việc mắc bệnh tiểu đường thai kì, béo phì hoặc bệnh tim...do nồng độ đường trong máu tăng cao và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi.

Bên cạnh đó, thai nhi cũng sẽ bị liên đới do mất cân bằng dinh dưỡng, gây cản trở sự phát triển của chức năng miễn dịch hoặc tệ hơn là nhiễm khuẩn, nấm đường tiết niệu khiến bào thai bị nhiễm trùng.

Trong giai đoạn cấn bầu, nếu người mẹ không kiểm soát tốt đường huyết có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc béo phì, đái tháo đường...

Mẹ bầu ăn nhiều đường và đồ ngọt cũng cản trở cho việc hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể và thường mắc các bệnh như viêm lợi, sâu răng hoặc dễ stress, suy nhược. Trong những trường hợp biến chứng nguy hiểm, hiện tượng băng huyết sau sinh cũng thường xảy ra ở các mẹ bầu ăn ngọt quá nhiều.

Do vậy, các mẹ bầu nên có chế độ ăn uống điều độ với đầy đủ các thực phẩm phong phú, đa dạng khác nhau để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chú ý vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc tham gia các hoạt động như thiền, yoga cho bà bầu...để giúp ổn định lượng đường trong máu và hạn chế tăng cân. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ thực đơn phù hợp.

Thèm ăn ngọt khi mang thai: sinh trai hay sinh gái?

Việc uống sữa đậu nành có đường cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu phần nào cơn nghén ngọt

Các món ngọt an toàn cho mẹ bầu

Mặc dù đồ ngọt không tốt cho sức khỏe mẹ bầu nhưng các món ăn bên dưới đây được xác định nằm trong “vùng an toàn” để mẹ bầu có thể vừa thỏa cơn nghén ngọt của mình mà không lo ảnh hưởng tới bé yêu trong bụng như:

Sữa đậu nành có đường. Trong sữa đậu nành có chứa lượng protein cao cùng các dưỡng chất như acid béo, omega-3 giúp mẹ bầu tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Việc uống sữa đậu nành có đường cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu phần nào cơn nghén ngọt.

Sinh tố bơ hoặc bơ dằm sữa của là những món ăn mà mẹ bầu nghén ngọt có thể ăn mà không cần lo nghĩ. Trong bơ có tới 14 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển trí não của thai nhi, hơn nữa còn có thể ngăn ngừa dị tật ở trẻ và giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn trong thai kì.

Một loại trái cây giúp mẹ bầu giảm cơn nghén ngọt của mình là Táo. Các chất xơ và dinh dưỡng có bên trong loại quả này cũng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, giảm đau đầu và giúp trẻ hiếm khi bị dị ứng sau khi sinh ra.

Một thông tin lý thú cho mẹ bầu thèm ngọt với kinh nghiệm dân gian được lưu truyền cho biết: nếu trong quá trình thai nghén mà mẹ bầu nghén ngọt thay vì thèm chua thì có thể bé yêu trong bụng mang giới tính nam. Mặc dù chưa có minh chứng khoa học nào xác thực điều này nhưng một cậu bé trai có lẽ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy hứng khởi và vui vẻ hơn trong quá trình thai kì.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!