Thêm vi-rút độc tính cao gây bệnh tay chân miệng

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Viện Pasteur TP HCM tìm thấy hai phân nhóm khác là C4 và C5 trên các mẫu bệnh phẩm có độc tính cao gây bệnh tay chân miệng.

Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, ký hiệu B2, C4, C5 nhằm phân biệt các phân nhóm vi-rút có kiểu gene khác nhau. Tất cả phân nhóm này đều thuộc nhóm Enterovi-rút 71 - loại có độc tính cao và thường gây tử vong.

Phân nhóm B2 được xem là mới mẻ đối với các bệnh nhân ở TP HCM, được xác định mới đây khi Bệnh viện Nhi Đồng 1 gửi mẫu sang Đài Loan để xét nghiệm.

Sự xuất hiện của Enterovi-rút 71 có kiểu gene mới khiến Sở Y tế TP HCM cảnh báo khả năng nhiều trẻ sẽ mắc bệnh tay chân miệng do chưa có đề kháng. Hơn nữa loại này từng được nhiều nước trên thế giới khẳng định có độc tính cao.

Với phân nhóm C của Enterovi-rút 71 trong đó có loại C4 và C5 vừa tìm thấy, theo bác sĩ Thọ là không mới bởi cách đây vài năm, phân nhóm này cũng đã được tìm thấy trên các mẫu bệnh phẩm tay chân miệng ở phía Nam. Tuy nhiên, đây cũng là các phân nhóm có độc tính cao, có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong.

Thêm vi-rút độc tính cao gây bệnh tay chân miệng

C4 và C5 là hai phân nhóm mới có độc tính cao gây bệnh tay chân miệng (Ảnh minh họa: Internet)

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, một chủng vi-rút sẽ thật sự nguy hiểm về tính lây lan khi nó lần đầu tiên xuất hiện vì người dân (ở đây là trẻ em) chưa có kháng thể.

'Riêng các nhóm vi-rút từng xuất hiện, độ nguy hiểm giảm đi do cơ thể người đã có kháng thể. Nhưng nếu chúng mất tích một thời gian rồi xuất hiện lại thì phải coi chừng', ông Khanh nói.

Bác sĩ Khanh ví dụ, nếu phân nhóm vi-rút C4 được tìm thấy năm 2007, sau đó không xuất hiện ở các năm 2008-2009-2010, rồi đột nhiên quay lại trong năm 2011; điều này sẽ khiến những trẻ sinh năm 2008, 2009, 2010 dễ bị vi-rút tấn công do chưa có kháng thể.

'Các phân nhóm thuộc Enterovi-rút 71 thì độc tính thường cao và dễ gây biến chứng. Chính vì thế, phòng bệnh vẫn là việc cần làm', bác sĩ Khanh nói.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!