Thiết bị số khiến trẻ chậm hiểu người khác

Làm mẹ - 11/24/2024

Trẻ mắc nhiều lỗi khi nhận biết cảm xúc của người khác nếu chúi mặt vào màn hình tivi, máy tính bảng,... mỗi ngày.

Trẻ mắc nhiều lỗi khi nhận biết cảm xúc của người khác nếu chúi mặt vào màn hình tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh... mỗi ngày.

Do sự ra đời của các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và máy tính bảng, thời gian trẻ em nhìn chằm chằm vào màn hình nhiều hơn thời gian dành cho giao tiếp mặt đối mặt với người khác. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Đại học Los Angeles, California (Mỹ) đã chỉ ra rằng, chỉ cần 5 ngày không sử dụng bất cứ thiết bị điện tử nào có thể cải thiện đáng kể khả năng của trẻ trong việc xác định tình cảm của người khác.

Thiết bị số khiến trẻ chậm hiểu người khác

Không nên để trẻ tiếp xúc quá nhiều với thiết bị số. Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Theo tác giả nghiên cứu chính Patricia Greenfield, nhiều người đang tìm kiếm những lợi ích của thiết bị kỹ thuật số trong giáo dục và không quan tâm tới cái giá phải trả. ‘Việc giảm nhạy cảm với các tín hiệu cảm xúc - giảm khả năng hiểu cảm xúc của người khác - là một trong những cái giá phải trả. Sự chuyển đổi từ tương tác xã hội bằng các tương tác trên màn hình dường như làm giảm các kỹ năng xã hội’, ông nói.

Greenfield và cộng sự đã lựa chọn 51 học sinh lớp 6 từ một trường công lập ở Nam California để dành 5 ngày tại viện Pali, một khu trại tự nhiên và khoa học, không cho phép sử dụng thiết bị điện tử. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá khả năng xác định cảm xúc của người khác của trẻ khi chúng đến khu trại này và lúc chúng rời đi. Những trẻ tham gia được xem 48 bức tranh về những người với các trạng thái cảm xúc hạnh phúc, buồn, giận dữ hoặc sợ hãi và được yêu cầu phân loại từng cảm xúc. Chúng cũng được xem một video và phải xác định cảm xúc của các diễn viên khi ở trong một tình huống xã hội nhất định.

Kết quả của 51 trẻ ở nhóm đầu tiên được so sánh với nhóm thứ 2 không đến Viện Pali. Sau khi theo dõi số lượng lỗi các em tham gia cắm trại mắc phải trong khi cố gắng xác định các cảm xúc trên mỗi bức ảnh và video, các nhà tâm lý học thấy rằng các em đã mắc trung bình 14 lỗi khi bắt đầu nghiên cứu, so với 9,41 lỗi lúc kết thúc. Những học sinh lớp 6 không dành 5 ngày từ bỏ các thiết bị số thì không có sự thay đổi về số lượng lỗi.

Yalda Uhls, nhà nghiên cứu chính của Trung tâm Phương tiện truyền thông kỹ thuật số trẻ em thuộc Đại học này, cho rằng bạn không thể tìm hiểu những dấu hiệu cảm xúc không lời từ màn hình theo cách bạn có thể học từ giao tiếp mặt đối mặt. Nếu bạn không thực hành giao tiếp mặt đối mặt, bạn có thể đánh mất các kỹ năng xã hội quan trọng. ‘Chúng ta là những sinh vật xã hội. Chúng ta cần thời gian không sử dụng thiết bị’.

Những trẻ tham gia trại và không tham gia ở nghiên cứu này dành trung bình 4,5 tiếng mỗi ngày để xem TV hoặc chơi điện tử. Nhận thấy 5 ngày không sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc tivi cải thiện đáng kể kỹ năng xã hội của những học sinh lớp 6 nói trên, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trẻ em không thể đánh mất những kỹ năng này trong thời đại kỹ thuật số.

‘Chúng tôi đã thể hiện một mô hình nhiều hơn những gì giao tiếp mặt đối mặt có thể làm. Tương tác xã hội là cần thiết để phát triển các kỹ năng hiểu cảm xúc của người khác’, Greenfield bổ sung.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!