Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Những biến chứng chết người bạn cần biết!

Bí quyết sống khỏe - 11/28/2024

Khi tìm hiểu bệnh thiếu máu cơ tim nguy hiểm không, rất nhiều người hoảng hốt khi biết đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh tim mạch. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội đẩy lùi nguy cơ rủi ro này nếu biết cách kiểm soát biến chứng và điều trị hiệu quả.

Khi tìm hiểu bệnh thiếu máu cơ tim nguy hiểm không, rất nhiều người hoảng hốt khi biết đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh tim mạch. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội đẩy lùi nguy cơ rủi ro này nếu biết cách kiểm soát biến chứng và điều trị hiệu quả.

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể do tình trạng xơ vữa động mạch vành làm tắc hẹp các mạch máu nuôi tim, khiến cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân thiếu máu cơ tim ở người trẻ còn có thể do stress, hút thuốc lá… Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có thể trạng béo phì, ít vận động, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

Nếu không phát hiện sớm và điều trị tốt, thiếu máu cơ tim sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng của thiếu máu cơ tim tới cuộc sống của người bệnh

Một khi đã bị thiếu máu cơ tim, dù xuất hiện triệu chứng hay không cũng đều ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Điều này sẽ phụ thuộc vào việc bạn mắc thể bệnh nào, có đau ngực hay không có đau ngực.

Thể không có đau ngực

Thể không có đau ngực còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, khá thường gặp ở người bệnh đái tháo đường hoặc người cao tuổi đã mắc bệnh tim mạch. Trong những trường hợp này, người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau tức ngực, hoặc có thể chỉ cảm thấy khó chịu, nặng ngực. Các biểu hiện của thiếu máu cơ tim chỉ được nhận thấy ở trên điện tâm đồ.

Đa số người bệnh thiếu máu cơ tim thuộc thể không có đau ngực đều chủ quan không điều trị nên rất dễ có nguy cơ bị biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.

Thể có đau ngực

Dấu hiệu điển hình nhất ở người thiếu máu cơ tim thể có đau ngực là cơn đau thắt ở vùng ngực trái trước tim, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái và cánh tay trái. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy kèm theo cảm giác hồi hộp lo âu, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực và choáng váng…

Chu kỳ các cơn đau rất đa dạng, có thể vài tuần hoặc vài tháng một lần, nhưng nếu nghiêm trọng hơn có thể là vài lần trong một ngày. Thời gian đau thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút. Nếu cơn đau kéo dài quá 15 – 20 phút, bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và cần xử lý kịp thời.

Những cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim thường xuất hiện do gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh… Nếu cơn đau xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi mà hoàn toàn không chịu tác động nào, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơn đau thắt ngực không ổn định, đây là tình trạng bệnh nguy hiểm. Phần lớn các cơn nhồi máu cơ tim cấp đều đến từ cơn đau thắt ngực này.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Những biến chứng chết người bạn cần biết!Người bị thiếu máu cơ tim nếu chủ quan không điều trị sẽ có nguy cơ gặp biến chứng

Thiếu máu cơ tim nguy hiểm vì luôn tiềm ẩn rủi ro

Bệnh thiếu máu cơ tim không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực làm ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng sống của người bệnh mà nó còn có thể đẩy người bệnh vào tình thế nguy hiểm bất cứ lúc nào như suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

• Suy tim:Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim có thể làm tổn hại đến cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể. Tổn thương ngày càng khiến tim dần suy yếu và không còn bơm máu hiệu quả và làm xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho, phù.

• Rối loạn nhịp tim: Bệnh thiếu máu cơ tim gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, khiến nhịp tim đập bất thường, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tim suy yếu, có thể đe dọa tính mạng. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là cơn rung thất xuất hiện ngay sau khi cơn thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra (ngay trước khi cơn nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện).

• Nhồi máu cơ tim: Là hậu quả nặng nề nhất của thiếu máu cơ tim, xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn tới tình trạng thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng, gây hoại tử một phần cơ tim. Người bệnh có thể hồi phục nhanh hay chậm là do mức độ tổn thương, thậm chí có thể tử vong nhanh chóng vì không được cấp cứu kịp thời.  

Cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Những biến chứng chết người bạn cần biết!Thói quen vận động hàng ngày giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn

Để xua tan nỗi sợ hãi: “Bệnh thiếu máu cơ tim nguy hiểm không?”, bạn nên kết hợp linh hoạt giữa thuốc Tây y, thảo dược Đông y và lối sống lành mạnh để đạt hiệu quả cao nhất.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh chính là điều kiện tiên quyết để duy trì thể trạng ổn định và tăng cường hiệu quả điều trị. Bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

1. Ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ, trái cây theo mùa và các loại ngũ cốc. Bạn hãy hạn chế ăn muối, đường, đồ chiên xào hoặc chứa mỡ động vật.

2. Vận động thể chất: tập thể dục hàng ngày với các bộ môn yêu thích phù hợp với thể lực như đi bộ, bơi lội, yoga…

3. Từ bỏ thói quen xấu: Bạn cần bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia và hạn chế cà phê.

4. Kiểm soát stress: Hãy tìm cách giảm căng thẳng, tránh xúc động và thư giãn khi thấy mệt mỏi.

5. Theo dõi bệnh: Bạn nên điều trị các bệnh rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết và huyết áp.

Điều trị bệnh theo Tây y

Chữa bệnh thiếu máu cơ tim theo Tây y, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng nhóm thuốc Nitrat và Betaloc, có tác dụng giãn mạch, giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm các cơn đau thắt ngực.

Khi sử dụng thuốc Tây y, bạn cần tuân thủ theo đúng thời gian và liều lượng của bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc đột ngột, điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn, thậm chí là gây đột tử.

Trong trường hợp dùng thuốc không giúp cải thiện lưu lượng máu qua mạch vành, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp và phẫu thuật:

• Nong mạch và đặt stent: Một ống thông dài, mỏng được luồn qua động mạch cánh tay hoặc bẹn vào phần hẹp của động mạch. Một quả bóng nhỏ được gắn ở đầu ống thông và bơm căng để nới rộng lòng động mạch, sau đó đặt stent để cố định lòng mạch.

• Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành:Trong trường hợp người bệnh không đặt được stent, bác sĩ sẽ lấy một mạch máu khỏe mạnh ở đùi, cánh tay hoặc bụng… để làm cầu nối trong tim, thay thế cho động mạch vành đã bị tắc nghẽn, giúp cải thiện lưu lượng máu qua tim và tránh biến chứng nhồi máu cơ tim.

Sử dụng thảo dược Đông y

Có rất nhiều các thảo dược truyền thống có khả năng giãn mạch, tăng cường máu lưu thông qua động mạch vành, tiêu máu đông, làm giảm tình trạng xơ vữa đã bị lãng quên trong hơn một thập kỷ qua do sự phát triển mạnh mẽ của các thuốc điều trị Tây y. Nhưng gần đây những thảo dược này đã thu hút được sự quan tâm vì những lợi ích lâu dài cho thiếu máu cơ tim, suy vành.

Các thảo dược Đông y có trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang (*) là sự phối hợp hoàn hảo mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng và được đăng tải kết quả trên tạp chí quốc tế.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhờ giúp cải thiện được các triệu chứng như mệt, khó thở, đau ngực, ho, phù,… do tim; giảm cholesterol máu và có độ an toàn cao. Từ đó, Ích Tâm Khang có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe mà không còn quá lo lắng về thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không.

Là một người phụ nữ nông thôn đã từng leo lắt như ngọn đèn trước gió vì bệnh thiếu máu cơ tim, bà Nguyễn Thị Long (khu phố 1, thị trấn Tân Biên, Tây Ninh) đã khiến bà con hàng xóm ngạc nhiên khi có thể hồi phục trở lại nhờ kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang: “Sau 6 tháng sử dụng, tôi không còn cơn đau thắt ngực hay nói hụt hơi nữa. Trước đây tôi chỉ đi 300 – 400m đã thấy mệt rồi, bây giờ thì tôi có thể đi được cả cây số… mà không hề gì”. 

Rất nhiều người bệnh cũng giống bà Long, hoang mang vô cùng khi bị thiếu máu cơ tim nhưng rồi cũng dần hồi phục trở lại sau khi biết cách kết hợp Tây y và Đông y để điều trị. Chỉ cần chịu khó tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tình của mình và kiên nhẫn áp dụng các cách điều trị, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm để sống vui khỏe cùng người thân!

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh hở van tim 1/4 nên điều trị thế nào?
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?
  • [Hỏi đáp chuyên gia] Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!