Nước ối là khối chất lỏng bao bọc xung quanh thai nhi, đóng vai trò rất quan trọng như: bảo vệ thai nhi khỏi các tác động ngoại lực, tái tạo năng lương, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, duy trì ổn định nhiệt độ trong bụng mẹ, tạo không gian để bé có thể di chuyển giúp cơ bắp và xương cứng cáp... Lượng nước ối thay đổi tùy theo cơ địa từng bà bầu và theo từng giai đoạn trong thai kỳ: nước ối xuống dưới mức 600ml, chỉ số ối AFI <5 được kết luận là thiếu nước ối. Thông thường, chỉ số ối từ 5 – 25, các chỉ số nằm ngoài khoảng này đều được coi là bất thường, cần được theo dõi và can thiệp nếu cần thiết. Thiếu nước ối là một hiện tượng đáng báo động, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi cần hết sức lưu ý.
1. Nguyên nhân gây thiếu nước ối khi mang thai
Rò rỉ ối kéo dài không được phát hiện
Một vết nứt nhỏ ở màng ối có thể khiến nước ối rò rỉ ra ngoài, thường phổ biến khi bà bầu sắp chuyển dạ. Có thể nhận biết rò rỉ ối bằng cách: các đồ lót bị ướt, được bác sĩ phát hiện khi khám thai định kỳ. Nguy hiểm hơn có thể vỡ ối sớm. Vỡ ối sớm có khả năng gây nhiễm trùng cho mẹ và thai nhi do tạo ra lỗ hổng, là điều kiện để các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Nếu dò ối do chọc ối, vết nứt đó có thể tự lành và không rò rỉ nữa
Nhau thai
Điển hình nhất là hiện tượng đứt 1 phần nhau thai, thai nhi sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi từ đó ảnh hưởng đến quá trình tái tạo nước ối.
Sức khỏe của bà bầu
Thiếu nước ối có thể gặp ở những bà bầu bị cao huyết áp mãn tính, tiểu đường, lupus hoặc tiền sản giật
Đa thai
Thường gặp nhất là trường hợp song thai, với hội chứng truyền nước ối – Dẫn đến 1 thai nhi thừa nước ối, 1 thai nhi thiếu nước ối
Khuyết tật bẩm sinh của thai nhi
Thường gặp nhất là thai nhi không có thận, thận không bình thường hoặc tắc đường tiết niệu. Những dị tật này dẫn đến thai nhi không bài tiết lượng nước tiểu cần thiết để duy trì lượng nước ối dẫn đến thiếu nước ối. Hiện tượng thiếu ối cũng có thể gặp ở thai nhi có tim bị khuyết tật bẩm sinh.
Uống nhiều nước khi mang thai để hạn chế thiếu nước ối
2. Cách khắc phục thiếu ối khi mang thai
Thiếu ối trong 3 tháng đầu mang thai: Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân, nếu nguyên nhân từ mẹ hoặc thai nhi, có thể phải bỏ thai.
Thiếu ối trong 3 tháng giữa: Nếu nguyên nhân do dị tật thai nhi ở mức độ nặng, hoặc bệnh lý bất sản hệ tiết niệu thai nhi, có thể phải bỏ thai
Thiếu ối trong 3 tháng cuối: Bà bầu nên uống nhiều nước (khoảng 3l nước/ngày) có thể uống nước lọc, nước dừa, nước cam, sữa.., nằm nghỉ nhiều hoặc nhập viện để truyền dịch nhằm làm tăng lưu lượng máu tới tử cung (thường truyền dung dịch đường để khôi phục tuần hoàn tử cung rau). Cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nên bổ sinh các thực phẩm tốt cho quá trình sản sinh nước ối. Đặc biệt cần theo dõi sát sao chỉ số ối (siêu âm 2 lần/tuần).
Khám thai định kỳ để sớm phát hiện những bất thường về nước ối
Trẻ sơ sinh sặc nước ối nguy hiểm như thế nào?
Nước ối và những điều mẹ cần biết
Các vấn đề thường gặp về nước ối khi mang thai mẹ nên biết
Các loại nước mẹ bầu nên uống để nhiều nước ối vào 3 tháng cuối
Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước ối?
Thiếu ối có thể dẫn đến thai lưu, làm chết thai nhi và gia tăng các biến chứng khi bà bầu chuyển dạ - lượng nước ối ít khiến thai nhi hoặc cơn co thắt của bà bầu đè lên dâu rốn, nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần đi khám thai định kỳ để sớm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình mang thai, trong đó có thiếu ối để kịp thời xử lý.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!