Hai em bé được chữa bệnh khi còn trong bụng mẹ chào đời khỏe mạnh

Thời sự - 04/19/2024

Ngày 30-12, theo tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện đỡ đẻ thành công cho sản phụ Vương Thị L (sinh năm 1992 ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị hội chứng truyền máu song thai chung một bánh rau. Đây là trường hợp thứ hai được 'mẹ tròn con vuông' sau khi thực hiện kỹ thuật can thiệp trong buồng ối.

Ngày 30-12, theo tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện đỡ đẻ thành công cho sản phụ Vương Thị L (sinh năm 1992 ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị hội chứng truyền máu song thai chung một bánh rau. Đây là trường hợp thứ hai được 'mẹ tròn con vuông' sau khi thực hiện kỹ thuật can thiệp trong buồng ối.

Hai em bé được chữa bệnh khi còn trong bụng mẹ chào đời khỏe mạnh

Hai bé sinh đôi con chị Vương Thị L đang được chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 

Sản phụ Vương Thị L được chẩn đoán song thai chung một bánh rau từ rất sớm. Khi thai được 12 tuần tuổi, sản phụ L được theo dõi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đến khi thai được 20 tuần, sản phụ L bắt đầu thấy 2 bào thai có sự chệnh lệch nhau về số lượng nước ối. Một thai có nước ối giảm đi, một thai nước ối tăng lên. Khi thai được khoảng 22 tuần thì một thai đã cạn nước ối. Còn một thai thì đa ối khiến sản phụ cảm thấy khó thở, tức ngực.

Các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội quyết định mổ cho sản phụ ở tuần thứ 23. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phải cân nhắc xem có giữ được sự sống của cả 2 thai nhi hay không. Các bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và quyết định dốc sức cứu được cả 2 thai.

May mắn, ca phẫu thuật can thiệp được thực hiện thành công. Sau 1 tuần, nước ối của thai hết ối đã dần dần trở về mức tương đối. Thai còn lại nước ối được hút bớt đi, giúp sản phụ L không còn khó thở, giảm được nguy cơ vỡ ối.

Đến khi song thai bước sang tuần 33, sản phụ L có cơn chuyển dạ và được cấp cứu trong đêm 28-12. Sản phụ L đã đẻ thường thuận lợi được 2 bé gái, mỗi bé nặng 1,8 kg. Hiện tại, hai bé đã tự thở được, bú được sữa. 

Trước đó, tháng 10-2019, sản phụ đầu tiên được áp dụng kỹ thuật này là Lộc Thị H (22 tuổi ở tỉnh Hà Tĩnh) bị hội chứng truyền máu song thai chung một bánh rau, trong đó có 1 thai bình thường và 1 thai không tim, bị dị tật. Thai bị dị tật ngày càng lớn do dinh dưỡng và máu từ thai bình thường truyền sang.

May mắn, đến ngày 14-12 vừa qua, sau hơn 9 tuần sản phụ H được theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện, thai nhi bình thường đã được 33 tuần, sản phụ có dấu hiệu vỡ ối, các bác sĩ đã quyết định mổ lấy con. Sản phụ H sinh được một bé trai nặng 1,2kg. Hiện tại, sức khỏe của bé tiến triển tốt. 

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ: 'Can thiệp bào thai trong buồng tử cung hiểu đơn giản là chữa bệnh cho thai nhi từ trong bụng mẹ. Trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật này, những thai nhi không may gặp phải bất thường, bệnh lý từ trong bụng mẹ có thể bị tử vong hoặc sinh ra bị dị tật. Còn hiện tại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể điều trị, giúp tăng cơ hội cứu sống cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ với tỷ lệ thành công tới 90%'.

Chính vì thế, kỹ thuật này có ý nghĩa nhân văn vô cùng to lớn. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng là cơ sở sản phụ khoa công lập đầu tiên của Việt Nam triển khai kỹ thuật này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!