Nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Thời sự - 10/08/2024

Để việc thụ thai diễn ra thuận lợi và thai nhi phát triển an toàn, khoẻ mạnh, việc chuẩn bị trước khi mang thai vô cùng cần thiết và quan trọng.

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

• Khám sức khỏe

Khám sức khoẻ nhằm chẩn đoán những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Điều này sẽ giúp tăng cơ hội mang thai và cũng giúp cho em bé khỏe mạnh hơn. Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn rất nhiều thông tin từ lối sống, chế độ dinh dưỡng, ăn uống, tiền sử về sức khỏe của bạn cũng như của gia đình và nhiều vấn đề khác.

Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai, hãy đi khám để được tư vấn và điều chỉnh lại lối sống cũng như là có một chế độ dinh dưỡng thích hợp để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nên chuẩn bị gì trước khi mang thai? 

• Chế độ ăn uống lành mạnh

Cơ thể của thai phụ luôn luôn phải được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu thường xuyên để phát triển cũng như có đủ năng lượng cho cơ thể. Vì các chất dinh dưỡng đa phần đều đến từ những thức ăn hằng ngày nên hãy cố gắng xây dựng một kế hoạch ăn uống hợp lý.

• Bổ sung vitamin

Dù những loại thực phẩm tiêu thụ hằng ngày đã cung cấp đa số các chất dinh dưỡng, việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng là rất quan trọng. Bác sĩ cũng khuyến cáo hãy bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết để giữ cho mẹ và bé một sức khỏe thật tốt.

• Lối sống khỏe mạnh

Những thói quen xấu như hút thuốc hay rượu bia đều có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu bạn có những thói quen trên, hãy bỏ ngay lối sống có hại này trước khi mang thai nếu không muốn bé có khả năng mắc các dị tật bẩm sinh.

• Tiêm vắc xin

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như là Tổ chức Y tế Thế giới, nữ giới có kế hoạch mang thai nên tiến hành tiêm những vắc xin cần thiết trước khi mang thai để có thể bảo vệ bé và bản thân khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Các dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết

- Đau bụng và ra đốm máu

Tình trạng này sẽ diễn ra từ 6-12 ngày sau khi trứng đã được thụ tinh. Ra đốm máu là hiện tượng chảy máu li ti, có thể được phát hiện khi lau bằng giấy, có màu nhạt hơn so với máu kinh. Đau bụng cũng giống đau bụng kinh nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Ngoài hai tình trạng trên, các mẹ có thể để ý đến tiết dịch màu trắng sữa ở âm đạo nhưng đây là một biểu hiện sinh lý rất bình thường.

- Mất kinh

Trễ kinh là biểu hiện mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Sau khi thụ thai, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG và kỳ kinh tiếp theo sẽ không có. Nhưng với những người có kinh nguyệt không đều thì sẽ dễ bị nhầm lẫn với việc mất kinh sau thụ thai.

- Mệt mỏi

Trong giai đoạn mới mang thai, thai phụ sẽ thấy cơ thể mệt mỏi và rất buồn ngủ. Lý giải cho tình trạng này là do nội tiết tố progesterone tăng cao, nên cơ thể cần được nghỉ ngơi cũng như là bổ sung các thực phẩm giàu protein và sắt.

- Ốm nghén

Ốm nghén là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai nhưng không phải ai cũng gặp tình trạng này. Bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn trong ngày, đặc biệt buổi sáng. Nội tiết tố thay đổi cũng sẽ thay đổi khẩu vị của thai phụ, bạn sẽ cảm thấy thèm cũng như sợ một vài món ăn nhất định. Tình trạng này sẽ giảm dần và hết ở tuần 13 hoặc 14.

- Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Thân nhiệt của mẹ cao hơn bình thường khi bắt đầu mang thai. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà mẹ dễ nhận biết.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!