Hỏi:
Con dâu tôi, có thai con so, đi khám Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ chẩn đoán là thiểu ối. Vậy tôi xin hỏi, nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh được không?
Thiểu ối là dấu hiệu nặng của tình trạng chậm tăng trưởng thai.
Ở điều kiện sinh lý bình thường, thai khoảng 10 tuần thì thể tích nước ối khoảng 30ml ở thai 34 - 36 tuần thì nước ối khoảng 1.000ml; đến 40 tuần thì nước ối giảm dần còn khoảng 800ml.
Ngày nhờ có siêu âm ra đời nên xác định nước ối không còn khó khăn nữa, khi siêu âm kết luận chỉ số ối đo được trong bốn khoang ối là dưới 5cm trong 3 tháng cuối kỳ thì được gọi là thiểu ối.
Về nguyên nhân gây ra thiểu ối, nước ối được tạo thành từ màng ối, thai nhi và từ cơ thể của người mẹ, khi các yếu tố bất thường từ một trong ba nguồn gốc nói trên sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến nước ối.
Nguyên nhân do mẹ, bệnh lý của người mẹ có ảnh hưởng đến tính thấm của màng ối và chức năng của rau thai gây thai kém phát triển và chức năng tái tạo nước ối như bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh về lý về gan, thận...
Nguyên nhân do thai, thường gặp trong một số bất thường bẩm sinh của thai nhi như: thai vô sọ, não úng thủy, thoát vị não màng não, thoát vị rốn, dò thực quản - khí quản, teo hành tá tràng, giảm sản phổi, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc không có thận, nghịch sản thận, thậnđa nang.
Ngoài ra, thiểu ối còn gặp do thai chậm phát triển trong tử cung xảy ra sau một tình trạng thiếu oxy của bào thai, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch, nhiễm trùng thai và có khoảng 30% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Về cách điều trị, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà có hướng điều trị khác nhau:
Với thai kỳ chưa đủ tháng, nếu thiểu ối mà không có dị dạng bẩm sinh ở các cơ quan tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh… có thể là do suy hay tắc một phần tuần hoàn tử cung - nhau thai, trường hợp này cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào là đặc hiệu.
Trường hợp này thì cần khuyên bệnh nhân nằm nghiêng trái, kiểm soát các bệnh lý đi kèm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm cải thiện tuần hoàn tử cung - nhau thai, nhằm cố gắng giữ thai phát triển đến trên 35 tuần.
Trong các trường hợp thiểu ối và có các dị dạng cấu trúc thai nhi, cần phải làm thêm các xét nghiệm để xác định các bất thường đó có khả năng điều trị hay không, cũng như có bất thường về nhiễm sắc thể hay không để có quyết định điều trị giữ thai hay đình chỉ thai nghén.
Trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung mà không tìm được nguyên nhân thì thái độ xử trí tùy thuộc vào sự diễn tiến của tình trạng suy thai trong tử cung.
Thai chậm phát triển trong tử cung ở quý ba và có thiểu ối là dấu hiệu nặng của tình trạng chậm tăng trưởng thai, cần cân nhắc khả năng chấm dứt thai kỳ được khi có tình trạng suy thai.
Thiểu ối 3 tháng cuối thai kỳ thì cho sản phụnằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
Về phòng bệnh, cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý mắc phải, trước khi có thai; khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ; tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngàyúit nhất là 2 lít, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.
BS.CKI.Trần Quốc Long
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!