Thịt bẩn - thịt sạch: Làm sao phân biệt?

Dinh dưỡng gia đình - 11/24/2024

Theo thông tin mới đây từ Cục Thú y, nhiều mẫu thịt bị nhiễm chất cấm. Liệu thời nay còn gì gọi là an toàn để tin tưởng?

Các loại thịt từ lâu đã là thực phẩm chính trong bữa ăn của mọi gia đình. Thịt lợn, thịt gà, thịt bò là những loại thực phẩm vô cùng phổ biến, được bày bán từ chợ lớn đến sạp hàng trong ngõ nhỏ. Người tiêu dùng thường mua thịt ở những nơi tiện lợi hay hàng quen mà 'quên' quan tâm đến chất lượng thịt. Tuy nhiên, gần đây những vụ thịt bẩn được cơ quan chức năng và các phóng viên phanh phui khiến chúng ta phải quan tâm sâu sắc đến vấn đề này.

'Kẻ hủy diệt' mang tên thịt bẩn

Thịt bẩn - thịt sạch: Làm sao phân biệt?

Thịt bẩn tẩm hóa chất được Cục Thú y phát giác (Ảnh: Internet)

Gọi thịt bẩn là 'kẻ hủy diệt' quả không sai bởi sự có mặt trên diện rộng và hậu quả khôn lường của chúng đối với sức khỏe. Thịt bẩn có thể là các loại thịt không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, bị ôi hỏng. Thịt bẩn cũng do bị nhiễm chất độc, chất tăng trọng, tạo nạc bị cấm sử dụng trong quá trình chăn nuôi và bảo quản. Do vậy, thịt bẩn là căn nguyên của các bệnh về tiêu hóa và mang mầm mống ung thư.

Gần đây, nhiều vụ thịt bẩn bị phanh phui trên khắp cả nước khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang.

Thủ đô Hà Nội là nơi tiêu thụ số lượng lớn các loại thịt, nên thịt bẩn luồn lách trong các chợ là chuyện dễ hiểu. 8/2014, công an phường Khương Đình đã phát hiện một cơ sở chuyên thu gom mỡ lợn bẩn ở khắp nơi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thành mỡ phân phối cho các cơ sở chế biến thực phẩm.

Thành phố Hồ Chí Minh đang rúng động vì cơ quan chức năng đã phát hiện liên tiếp 20 vụ thịt bẩn tuồn vào thành phố chỉ trong vài tháng gần đây. Đơn cử như vụ phát hiện và tiêu hủy 9 tạ thịt lợn bẩn đưa từ Đồng Nai về quận 12 tiêu thụ.

Đó mới chỉ là số ít những vụ thịt bẩn được triệt phá. Còn bao nhiêu tấn thịt bẩn được đưa ra tiêu thụ mỗi ngày vẫn còn là một ẩn số! 

Làm sao để phân biệt 'thịt bẩn' và thịt sạch

Thịt bẩn - thịt sạch: Làm sao phân biệt?

Thịt sạch và thịt bẩn được bày bán lẫn lộn (Ảnh: Internet)

Thịt lợn sạch, tươi sống thường phải có màu hồng chứ không đỏ rực, màu mỡ trắng phau. Khối thịt rắn chắc, độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều. Lớp mỡ phải dày từ 1,5-2cm, nếu mỏng chưa tới 1cm thì chúng ta không nên mua, bởi đó là thịt lợn tăng trọng. Mỡ và bì càng dày thì chứng tỏ lợn được nuôi lâu, không cám tăng trọng. Khi mua, các bà nội trợ có thể ấn nhẹ ngón tay và miếng thịt, nếu miếng thịt trở lại hình dạng ban đầu, có cảm giác dính ở ngón tay thì đó là miếng thịt tươi. Thịt sạch khi thái không bị nhũn, nát; khi chế biến phải có mùi thơm đặc trưng của thịt.

Thịt bẩn có nhiều dạng. Đối với thịt của động vật mắc bệnh thường có những đốm màu trắng, đỏ bất thường ở thớ thịt nạc và bì. Khi tráng qua nước sôi hay nấu nướng sẽ thấy những mùi lạ, hắc. Đó là mùi của các loại thuốc kháng sinh, thuốc bệnh còn tàn dư trong thịt.

Các loại thịt siêu tăng trọng thường có lớp da mỏng, căng khác thường, phần nạc gần sát với da, mỡ rất ít và màu sắc sẫm hơn thịt bình thường. Khi chế biến, thịt ra nhiều nước, mùi vị không thơm đặc trưng, nấu chín thì màu sắc lại nhợt nhạt.

Trong khi đó, các loại thịt sau khi bị ôi, hỏng được người bán hàng 'làm mới' bằng ngâm trong hóa chất không rõ nguồn gốc, trong thời gian ngắn, miếng thịt đã mất mùi hôi, màu sắc trở lại như thịt tươi, tuy nhiên mỡ vẫn có màu vàng. Loại thịt bẩn này có màu rất tươi, nhưng khi cầm vào thấy cứng, săn chắc, không có độ đàn hồi, độ dính. Khi thái, thịt cứng phía bên ngoài nhưng lại nhũn ở bên trong; rửa xong sẽ chuyển màu nhợt nhạt, hôi tanh khó chịu.

Những loại thịt này chỉ cần tính ý một chút thì phát hiện không quá khó

Trong cuộc sống ngày nay, người tiêu dùng phải đối mặt với muôn vàn nguy cơ, tác hại đối vớisức khỏe từ những loại thịt bẩn chỉ vì cái lợi trước mắt của những người buôn bán. Mỗi miếng thịt chúng ta ăn vào đồng thời là ăn một cơ số chất độc hại. Không chỉ thịt, mà hầu hết các loại thực phẩm đều tiềm tàng chữ 'bẩn'. Vậy, chúng ta sẽ ăn gì đây?

>>> Xem thêm:

Cục Thú y: Nhiều mẫu thịt lợn nhiễm chất cấm

Vì sao ăn ít mà cân nặng vẫn 'phi nhanh như ngựa'

Cẩn thận với 5 thực phẩm nếu muốn 'xơi tái'

Thớt bẩn gấp... 200 lần bồn cầu

Ngọc Huyền

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!