Bàn chân có mùi sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người. Nó không chỉ khiến người bệnh bối rối, mất tự tin mà còn khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu. Ngoài nguyên nhân chính là mồ hôi, còn có những nguyên nhân nào khác gây ra tình trạng này và làm thế nào để bạn khắc phục?
Nguyên nhân gây hôi chân
Tuyến mồ hôi có chức năng giữ cho da luôn ẩm và mềm mại, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ những khi thời tiết nóng bức hay khi tập thể dục. Bàn chân là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi hơn bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể. Tuy nhiên, không giống như tuyến mồ hôi ở những vị trí khác trên cơ thể, các tuyến mồ hôi ở chân lúc nào cũng tiết mồ hôi, vấn đề chỉ là lượng mồ hôi tiết ra ít hay nhiều mà thôi. Có thể nói, tiết mồ hôi là cơ chế hoạt động của tuyến mồ hôi.
Khi vi khuẩn trên da xâm nhập và phân hủy mồ hôi tiết ra từ các lỗ chân lông sẽ gây hôi chân. Mùi hôi bốc ra từ mồ hôi bị phân hủy có mùi chua, vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân chính khiến bàn chân luôn ướt đẫm mồ hôi và có mùi là:
- Do mang cùng một đôi giày trong nhiều ngày liền. Khi mang giày, chân sẽ tiết mồ hôi vì nóng, mồ hôi tiết ra sẽ bám lại trong giày. Lúc này, đôi giày cần được hút ẩm hoặc làm sạch để khử mùi hôi. Nhưng thay vì vệ sinh đôi giày sạch sẽ trước khi mang thì chúng ta lại cứ thế mà sử dụng lần nữa, do vậy gây hôi chân, trường hợp này rất phổ biến hiện nay;
- Vệ sinh cá nhân kém;
- Sự thay đổi của hormone khiến bàn chân bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, vì vậy thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải tình trạng này;
- Khi bạn bị căng thẳng, mệt mỏi, các tuyến mồ hôi trên cơ thể sẽ hoạt động tích cực hơn bình thường, khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, tình trạng này gọi là hyperhidrosis.
Cách phòng tránh
Vệ sinh bàn chân đúng cách
Bạn nghĩ rằng một chiếc vòi hoa sen đơn giản là đủ để làm sạch bàn cân bạn đến từng kẽ chân? Sự thật hoàn toàn không đơn giản như vậy đâu. Một bàn chân thơm tho đòi hỏi bạn phải rửa chân đúng cách mà hầu hết mọi người đều làm sai.
Tiến sĩ, giáo sư tại Đọc Y khoa Podiatric New York, cho rằng để tránh hôi chân, bạn cần rửa chân thật kỹ hàng ngày bằng xà bông kháng khuẩn và sấy khô chân thật kỹ sau khi tắm, đồng thời chú ý cọ rửa ở các khe giữa các ngón chân vì đó là nơi ẩm nhất. Cuối cùng, bạn có thể lựa chọn sử dụng chai xịt khử mùi hôi chân cho cả giày và chân. Đảm bảo với quy trình này, bạn sẽ tìm lại được bàn chân sạch sẽ, thơm tho như mong đợi.
Áp dụng các biện pháp điều trị hôi chân tại nhà đã qua kiểm chứng
Các cách điều trị tại nhà như sử dụng muối tắm, túi trà hay giấm sẽ chẳng có tác dụng gì nếu người mắc bệnh hôi chân tiếp tục đeo vớ, giày dép bẩn, ẩm mốc. Tuy nhiên, những biện pháp này có thể giúp bạn khử mùi trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây để giúp khử mùi hôi chân:
- Ngâm chân trong giấm: Ngâm chân hàng ngày với hỗn hợp gồm 1 phần giấm và 2 phần nước sẽ giúp bạn ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn khiến chân bị hôi;
- Sử dụng túi trà: Túi trà là một trong những biện pháp trị hôi chân tại nhà hiệu quả nhất, bạn có thể thực hiện như sau: sử dụng 4−5 túi trà cho 1 lít nước, để nguội và ngâm chân mỗi ngày;
- Muối: Bạn cho 1/2 tách muối kosher vào 4 cốc nước, ngâm trong 10−15 phút, sau đó để khô chân hoàn toàn. Bạn cũng có thể sử dụng muối epsom thay thế. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại muối phù hợp với tình trạng bàn chân của mình;
- Sử dụng các loại bột: bột soda, bột trẻ em, bột ngô và bột talcum có thể giúp hấp thụ độ ẩm và giúp chân có mùi dễ chịu hơn.
- Củ cải trắng: Sử dụng 1 củ cải trắng, làm sạch, cắt lát đun sôi lên với 1 lít nước và 1 thìa muối, sau đó hòa thêm 1,5 lít nước lạnh và ngâm chân 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể thay thế bằng củ cải khô, hiệu quả vẫn tương tự như thế;
- Lá sung: Bạn vò nát một nắm lớn lá sung, đun sôi với nước và hòa thêm nước lạnh để ngâm chân. Bạn có thể thực hiện 2−3 lần một ngày sẽ thấy rõ hiệu quả sau 3−4 ngày sử dụng;
- Tỏi: Bạn phải giã nát 5 củ tỏi hòa với nước ấm và ngâm chân 2 lần/1 tuần có tác dụng khử mùi hôi ở chân rất tốt.
Bây giờ thì bạn đã yên tâm bỏ túi những “bí kíp” trị hôi chân rồi nhé. Nhưng nếu chưa hiệu quả, bạn hãy thử các mẹo trị hôi chân ở phần 2 sau đây xem sao.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 10 mẹo đơn giản giúp đánh bay mùi hôi chân
- Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Bàn chân quan trọng như thế nào đối với cơ thể bạn?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!