Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Nếu không được kiểm tra và phát hiện kịp thời, những dấu hiệu của bệnh tiểu đường sẽ ngày một nặng và trở thành những biến chứng khủng khiếp có khả năng tàn phá cơ thể người bệnh, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 kéo dài trong bao lâu, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nếu không được kiểm tra và phát hiện kịp thời, những dấu hiệu của bệnh tiểu đường sẽ ngày một nặng và trở thành những biến chứng khủng khiếp có khả năng tàn phá cơ thể người bệnh, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 kéo dài trong bao lâu, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nằm trong danh sách những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Tương tự như HIV hoặc ung thư, các giai đoạn của bệnh tiểu đường diễn tiến âm ỉ, thầm lặng và cho đến khi bệnh biểu hiện ra ngoài cơ thể người bệnh thì đã quá nặng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, khoảng một nửa số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 phát hiện mình mắc bệnh khi biến chứng đã xảy ra. Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 có rất nhiều nhưng chủ yếu gồm 2 loại là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Trong đó, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ phụ thuộc vào việc biến chứng đó là cấp tính hay mạn tính.

Biến chứng cấp tính

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 dạng cấp tính thường xảy ra vô cùng đột ngột trong một thời gian ngắn, có thể khiến bệnh nhân hôn mê hoặc thậm chí là tử vong nếu không được kịp thời cấp cứu.

Nguyên nhân chủ yếu của biến chứng cấp tính là do uống nhiều rượu, tập luyện quá sức, không ăn nhưng vẫn sử dụng thuốc, dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống kiêng khem quá mức,... Với biến chứng cấp tính, người bệnh thường cảm thấy choáng váng, vã mồ hôi, cồn cào, run rẩy, đánh trống ngực liên hồi.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Biến chứng mãn tính

Khác với biến chứng cấp tính, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 dạng mạn tính thường xuất hiện từ 10 – 20 năm sau khi đường huyết đã cao rõ rệt. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 dạng mạn tính xuất hiện sớm hơn nhiều. Dưới đây là một số biến chứng mạn tính cụ thể của bệnh tiểu đường tuýp2:

Biến chứng tim mạch

Đây là dạng biến chứng phổ biến nhất và vô cùng nguy hiểm, gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ cứng động mạch, tắc mạch vành tim với những cơn đau thắt ngực, cao huyết áp, dẫn tới bại liệt hoặc tử vong.

Biến chứng thần kinh

Lượng đường huyết tăng cao có thể khiến mao mạch nuôi dưỡng những sợi thần kinh (đặc biệt ở chân) bị tổn thương. Các triệu chứng của dạng biến chứng này là cảm giác đau, nóng rát, tê chân, châm chích như kiến bò thường bắt đầu từ các ngón tay, ngón chân và lan dần lên. Nếu không thể kiểm soát tốt lượng đường huyết tốt có thể khiến toàn bộ cảm giác ở các chi bị mất hẳn. Ngoài ra, nếu những sợi thần kinh tự động có nhiệm vụ kiểm soát quá trình tiêu hoá bị tổn thương sẽ gây táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn hoặc rối loạn cương dương ở nam giới.

Biến chứng thận

Trong thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, hệ thống lọc với hàng triệu búi mao mạch nhỏ ở thận có thể bị tổn thương nặng nề, gây ảnh hưởng tới quá trình lọc chất thải ra khỏi cơ thể, từ đó dẫn tới suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi, buộc phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.

Biến chứng mắt

Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể khiến các mạch máu ở võng mạc bị tổn thương, làm giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn. Căn bệnh nguy hiểm này còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lý về mắt khác như glaucoma, đục thuỷ tinh thể,...

Biến chứng chân

Tổn thương thần kinh ở khu vực chân và giảm tưới máu chân sẽ làm tăng nguy cơ của hàng loạt biến chứng ở bàn chân. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, những nốt phồng, vết thương này sẽ bị nhiễm trùng, trường hợp nặng có thể phải chấp nhận cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc cả chân để cứu tính mạng người bệnh.

Tổn thương ở miệng và da

Trong thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh dễ bị viêm lợi, nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng da.

Loãng xương

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao do giảm đậm độ xương.

Bệnh Alzheimer

Bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng dễ khiến người bệnh bị Alzheimer hoặc mất trí nhớ do không kiểm soát được lượng đường huyết. Một giả thuyết khác cho rằng, các biến chứng mạch máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu não, gây mất trí nhớ và đột quỵ. Nguyên nhân khác là do trong mạch máu có quá nhiều insulin, dẫn tới não bộ bị tổn thương do quá trình viêm hoặc thiếu insulin trong não, dẫn tới việc “cướp” glucose trong tế bào não.

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 còn phải chịu biến chứng về thính lực, lâu dài sẽ nghe kém.

Nói một cách đơn giản, cơ chế chung để giải thích cho tất cả các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là do đường huyết quá cao khiến dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương, dẫn tới sụt giảm khả năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của người bệnh.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Biện pháp tăng tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Trong thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra, điểm mấu chốt và cần thiết nhất với người bệnh là phải kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất có thể để xuống mức căng bằng ổn định cho cơ thể bằng cách làm các xét nghiệm cần thiết và dùng máy đo đường huyết. Mức duy trì đường huyết trong các thời điểm cụ thể như sau: Lúc đói và trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl; 2 tiếng sau bữa ăn: 140 – 180 mg/dl; trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dl.

- Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị kiểm soát đường huyết.

- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Cơ thể cần vận động để tăng cướng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình chuyển hoá năng lượng với các bài tập phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 như chơi cầu lông, đi xe đạp, đi bộ, bơi lội.

- Không hút thuốc, uống bia rượu.

- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, nhất là trong thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh nhân cần hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều tinh bột và đường.

Xét nghiệm theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường

Xét nghiệm tại nhà Xander

Khi bị đái tháo đường bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng và thường tái phát thường xuyên. Do đó những bệnh nhân bị đái tháo đường cần được theo dõi, đánh giá quá trình điều trị để có những phương pháp can thiệp kịp thời nếu có các biến chứng. Bệnh nhân đái tháo đường cần làm xét nghiệm mỗi 3 tháng 1 lần để theo dõi lượng đường trong máu, quá trình điều trị.

Hiện Xét nghiệm tại nhà Xander có cung cấp gói xét nghiệmTheo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đườngtại nhà, giúp đánh giá tình trạng của bệnh nhân để kịp thời ứng phó.

Lợi ích khi xét nghiệm tại Xander

  • Không mất công đến bệnh viện, chờ xếp hàng, lấy kết quả, khách hàng chỉ cần ở nhà và nhân viên của Xander sẽ đến tận nơi lấy mẫu xét nghiệm.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Chi phí gói xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá góixét nghiệm theo dõi điều trị bệnh nhân tiểu đường do Xander đề xuất được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (04) 73049779 / 0899.190.199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899.190.199 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!