Biến chứng thường gặp của cao huyết áp

Cần biết - 11/24/2024

Những thông tin sau sẽ giúp bạn biết được những biến chứng thường gặp của cao huyết áp.

Huyết áp cao là tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 140mmHg và huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Bệnh diễn biến không rõ ràng và triệu chứng bên ngoài thường rất mơ hồ khiến nhiều người bệnh mà không biết mình bị cao huyết áp. Bệnh tiến triển thầm lặng, dễ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều chỉnh lối sống kịp thời. Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp là:

1. Các biến chứng tim mạch

- Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc gây xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành gây đau ngực do thiếu máu cơ tim, nặng có thể gây nhồi máu cơ tim.

Cao huyết áp làm cơ tim phì đại (cơ tim dầy lên).

- Bệnh cao huyết áp có thể gây suy tim.

Biến chứng thường gặp của cao huyết áp

Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc gây xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành (Ảnh: Internet)

2. Các biến chứng về não

- Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong (triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết).

- Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mãng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não).

- Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy đau đầu chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.

3. Các biến chứng về thận

Bệnh cao huyết áp có thể gây biến chứng dẫn tới suy thận.

4. Các biến chứng về mắt

Gây xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

5.Các biến chứng về mạch máu

- Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người.

- Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi).

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!