Thóp của trẻ sơ sinh: Khi nào là bất thường và cha mẹ cần lo lắng

Làm mẹ - 04/25/2024

Tuy chỉ là một phần nhỏ trên đầu nhưng phần thóp của trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng.

Thóp đầu là một phần mềm trên đầu trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy được từ lúc bé ra đời cho đến khi được một vài tháng tuổi. Nếu nhìn kỹ thì nó thường ở dạng vòng tròn hơi lõm xuống hoặc không được bao phủ bởi hộp sọ như những phần khác trên đầu. Bạn cũng có thể thấy rằng nó phập phồng lên xuống theo nhịp tim của bé.

Thóp của trẻ sơ sinh: Khi nào là bất thường và cha mẹ cần lo lắng

Thóp đầu là gì?

Khi trẻ chào đời, não của bé chưa lập tức hoàn thiện mà ban đầu nó được tạo nên từ rất nhiều mảnh khác nhau. Xương chính được kết nối với nhau bằng các đường khớp hoặc các chất dạng sợi có chức năng giữ các phần kết nối với nhau. Khoảng trống giữa những phần xương này được gọi là thóp đầu.

Nhiều người nghĩ thóp của trẻ sơ sinh chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục.Thóp trước phải mất đến từ 1,5 - 2 năm mới hoàn toàn khép hẳn. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Thóp của trẻ sơ sinh: Khi nào là bất thường và cha mẹ cần lo lắng

Chức năng của thóp đầu:

Thóp đầu có ba chức năng chính:

1. Giúp trẻ chui ra an toàn hơn

Thóp đầu đặc biệt hữu ích khi bé được sinh qua đường âm đạo. Khi bé qua âm đạo, đầu bé bị ép chặt lại. Do đó, như một sắp đặt của tạo hóa, các thóp đầu lúc này đóng vai trò như một khoảng hở để não được đàn hồi, giúp trẻ thoát ra ngoài mà không bị đau hoặc chảy máu trong não, vùng mắt và màng xương.

2. Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương não

Khi trẻ lớn dần lên, chuyện bị gặp các chấn thương ở phần đầu, dù nặng hay nhẹ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời khi đang tìm cách kiểm soát và đỡ phần đầu, không phải là chuyện hiếm gặp. Lúc này, thóp đóng vai trò như một cái đệm bảo vệ não bé khỏi chấn động từ bên ngoài hay khi bé ngã.

3. Tạo đủ không gian cho não phát triển

Não của bé phát triển và lớn dần theo bé. Thóp đầu còn đóng vai trò như những khoảng không gian để não phát triển bởi các khớp nối cũng sẽ được tùy chỉnh theo.

Thóp của trẻ sơ sinh: Khi nào là bất thường và cha mẹ cần lo lắng

Những dấu hiệu thóp đầu bất thường cần lưu ý:

Thóp của trẻ sơ sinhlà một trong những yếu tố để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Có 2 điều liên quan đến thóp đầu mà các mẹ cần phải lưu ý:

Thóp đầu bị lõm có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau:

- Thiếu nước: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Tình trạng thiếu nước ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm nên hãy đưa trẻ đi khám gay lập tức.

- Đái tháo nhạt: Đây không phải là một dạng bệnh tiểu đường, nhưng là một tình trạng hiếm gặp khi thận không thể giữ nước.

- Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Điều này có nghĩa là bé đang bị thiếu protein và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Thóp đầu bị phồng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau:

- Hiện tượng tích tụ dịch xung quanh não.

- Não chịu nhiều áp lực (có thể là dấu hiệu của chấn thương).

- Nhiễm trùng ảnh hưởng đến não. Mẹ phải đưa bé đi gặp bác sĩ nhi hoặc cấp cứu ngay lập tức.

Nguồn: Parenting

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!