Giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính nên điều trị thường kéo dài và rất khó trở lại như trạng thái ban đầu. Điều này là do các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về trạng thái như ban đầu.
ThS. Chu Văn Điểu - Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW cho biết: 'Có một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân như sau:
- Tự chăm sóc: Không nên mặc quần áo chật, duy trì chế độ tập thể dục đều đặn hàng ngày, gác chân cao khi nằm, tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
- Dùng thuốc uống: Dùng thuốc hướng tĩnh mạch, trợ tĩnh mạch để giúp tăng sức bền thành mạch, giảm viêm và cải thiện dinh dưỡng ở mô. Các loại thuốc này chỉ tác dụng ở giai đoạn đầu khi các tĩnh mạch đã giãn nhiều, ngoằn ngoèo thì phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác.
- Sử dụng vớ y khoa: Vớ y khoa bó ép hai chân, giúp máu lưu thông tốt hơn trong tĩnh mạch và cơ chân. Nên mang vớ y khoa cả ngày.
- Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nặng hơn:
Nếu các phương pháp trên không còn hiệu quả thì có thể sử dụng các biện pháp sau:
+ Tiêm xơ: Tiêm thuốc gây xơ hoá tĩnh mạch.
+ Phẫu thuật laser: Thường sử dụng trong trường hợp điều trị các tĩnh mạch giãn nhỏ.
+ Thủ thuật catheter: Catheter được luồn vào tĩnh mạch giãn và đầu catheter được đốt nóng để phá huỷ và làm xẹp tĩnh mạch bị giãn (thường sử dụng với các mạch máu lớn).
+ Gỡ bỏ tĩnh mạch: Cắt bỏ một đoạn tĩnh mạch đã bị giãn nặng.
+ Mổ cắt tĩnh mạch ngoại trú: Cắt bỏ các tĩnh mạch giãn nhỏ.
+ Phẫu thuật tĩnh mạch nội soi: Chỉ áp dụng cho trường hợp nặng có loét ở chân.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!