Tết là thời gian nghỉ ngơi giúp con người lấy lại năng lượng sau một năm làm việc. Bữa ăn những ngày Tết, mọi người thường nấu những món ăn ngon, lên kế hoạch vui chơi để lấy lại tinh thần, đón chào một năm mới. Nhưng những người bệnh ung thư lại nằm ngoài quy luật đó.
Tâm sinh lý của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đều bị hành hạ, thường có những biểu hiện như kém ăn, tiêu hoá kém, đau đớn khó chịu, tâm trạng phiền muộn.
Chấn động tâm lý, cùng tác dụng phụ của các liệu trình điều trị hóa chất, xạ trị khiến cho bệnh nhân suy sụp nhiều về sức khỏe: mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, buồn nôn… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh vốn cần bệnh nhân có sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng.
ThS. Đinh Văn Tài - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết: 'Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường từ chối điều trị vì có suy nghĩ sống chẳng được bao lâu, tốn kém. Đây là suy nghĩ khá thường gặp ở bệnh nhân bị mắc các bệnh trầm trọng. Ở những người mắc bệnh hiểm nghèo, nhất là người có điều kiện kinh tế hạn chế, thường nảy sinh tâm lý lo lắng, chán nản và sợ ảnh hưởng tới cuộc sống của người thân trong gia đình'.
Do vậy, trước hết người thân trong gia đình cần gặp bác sĩ điều trị để trao đổi về tình hình bệnh tật, quá trình điều trị, chi phí điều trị... để tìm hướng điều trị phù hợp, thích hợp nhất. Từ đó sẽ có biện pháp hỗ trợ, khuyên bệnh nhân sao cho tuân thủ điều trị tốt nhất. Nếu đã có chẩn đoán xác định là ung thư gan thì vấn đề thời gian điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt điều trị rất quan trọng. Do vậy, dựa vào tình hình thực tế bệnh tật, điều kiện hoàn cảnh gia đình mà gia đình sẽ lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp nhất.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh ung thư gan
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!