Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt sau bàn tay, nách, háng, mắt, mũi, quanh miệng, tai, núm vú, rốn, cơ quan sinh dục ngoài. Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng. Các tổn thương có thể lan rộng ra từ từ hoặc tự thu nhỏ lại.
Như vậy, tổn thương da trong bệnh bạch biến có thể lan rộng từ từ và có thể xuất hiện trên mặt.
Bệnh rất khó điều trị, quá trình điều trị cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết: 'Các cách điều trị bệnh bạch biến bao gồm:
- Thuốc bôi: Corticoid dạng kem, mỡ hoặc thuốc có cảm ứng ánh sáng như meladinin, psoralen...
- Quang hóa trị liệu bằng thuốc bôi tại chỗ: dung dịch psoralen, daivonex, daivibet...
- Quang hóa trị liệu bằng thuốc toàn thân: PUVA: psoralene (5MOP, 8MOP) uống trước 1,5-2 giờ sau đó chiếu UVA hoặc UVB.
- Thuốc ức chế miễn dịch: corticoid liều thấp, cyclosporine...
- Thuốc làm mất sắc tố: Khi người bệnh chỉ còn những đảo da lành nhỏ, có thể dùng thuốc làm mất sắc tố để thỏa mãn thẩm mỹ cho người bệnh như hydroquinon (hiquin)...
- Các phương pháp vật lý: Chiếu UVA, UVB, Laser.
- Ghép da: ghép da mỏng (tem thư), ghép da đục...
- Cấy tế bào sắc tố...
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh bạch biến
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!